Những điều cần biết về vắc xin BCG
Vắc xin BCG là vắc xin phòng lao cho trẻ em, đây là loại vắc xin rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần phải tiêm cho trẻ. Để đạt hiệu quả tốt nhất nên cho trẻ tiêm phòng lao là từ thời điểm sinh ra đến dưới 1 tháng tuổi.
Những điều cần biết về vắc xin BCG
Vắc xin BCG là gì?
Vắc xin BCG là để phòng chống bệnh lao ở trẻ, đây là loại vắc xin rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần phải tiêm cho trẻ khi mới sinh ra.
- Vắc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo.
- Trước khi sử dụng vắc xin BCG phải hòa tan vắc xin với dung môi đi kèm.
- Sau khi pha vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ 2°C đến 8°C.
- Phần vắc xin còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải hủy bỏ.
Thời điểm tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu tiên kể từ khi sinh ra, tiêm càng sớm càng tốt. Để tránh xảy ra các biến chứng cho trẻ khi tiêm phòng lao thường tiêm dưới ở da, không tiêm vào mạch máu, không tiêm vào các cơ.
Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm vắc xin BCG?
Phần lớn sau khi tiêm vắc xin BCG trẻ đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường, khi tiêm vắc xin BCG xong, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất khoảng 30 phút sau. Và sau khoảng thời gian 2 tuần, sẽ xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm, điều đó cho thấy trẻ đã có miễn dịch.
Những phản ứng khác sau khi tiêm vắc xin BCG?
Một số trường hợp trẻ em sau khi tiêm vắc xin BCG có thể nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay, một số trường hợp dẫn đến áp – xe. Nổi hạch hoặc áp-xe thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin, phổ biến nhất là thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da.
Theo các bác sĩ, có rất ít trường hợp phản ứng nặng sau tiêm BCG. Khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng, nhiễm HIV.
Những lưu ý khi tiêm vắc xin BCG
- Trước khi tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ, các bà mẹ không nên cho trẻ ăn, bú quá no. Cũng không nên để trẻ đói, tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
- Cần vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.
- Khi tiêm phòng, các bà mẹ cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều...
- Trường hợp sau khi tiêm vắc xin phòng lao, nếu trẻ sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khò khè, khó thở, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ... thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.
- Đối với trường hợp, trẻ sốt nhẹ thì bố mẹ cần lau mát cho trẻ bằng nước ấm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu trẻ có sưng đau tại chỗ tiêm có thể chườm lạnh tại nơi tiêm bằng cách dùng khăn thấm nước lạnh sạch chườm vào chỗ tiêm. Cho trẻ bú mẹ, ăn uống bình thường, uống nước nhiều hơn.
- Các mẹ không xát chanh hoặc đắp bất kỳ loại thuốc nào vào chỗ tiêm vì có thể gây kích thích chỗ tiêm khiến bị sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
- Không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi ...), trẻ bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma), trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân...
- Không tiêm phòng cho trẻ khi trẻ mới khỏi bệnh, còn đang trong thời kỳ hồi sức.
Xem thêm:
- Bố mẹ tiêm vắc-xin ho gà có thể bảo vệ trẻ sơ sinh
- Tại sao không nên trì hoãn lịch tiêm chủng