Những điều cần biết về ung thư trực tràng giai đoạn 2
Điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 có gì khó khăn? Khả năng điều trị và tái phát của căn bệnh này như thế nào? Đây là căn những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 và người thân của họ.
Những điều cần biết về ung thư trực tràng giai đoạn 2
Điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 có gì khó khăn? Khả năng điều trị và tái phát của căn bệnh này như thế nào? Đây là căn những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 và người thân của họ.
1. Nhận biết và phân chia giai đoạn ung thư trực tràng giai đoạn 2
Ung thư trực tràng giai đoạn 2 xuất hiện khi tế bào ung thư đã lan rộng đến lớp cơ của đại tràng. Nhưng mới dừng lại ở đó chứ chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết, hay các bộ phận khác.
Đối với ung thư trực tràng giai đoạn 2, dựa trên các mức độ xâm lấn của tế bào ung thư, bệnh sẽ được phân chia thành các đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn 2A: trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã bắt đầu di chuyển đến các lớp cơ của thành đại tràng.
- Giai đoạn 2B: bệnh đã phát triển ở một mức cao hơn so với giai đoạn 2A, khi đó tế bào ung thư đã vượt qua được lớp ngoài cùng của đại tràng để tiến hành xâm lấn tới niêm mạc bao quanh ổ bụng.
- Giai đoạn 2C: đây là mức độ nặng nhất trong ung thư trực tràng giai đoạn 2, khi đó khối u đã tấn công tới các mô hoặc là cơ quan xung quanh.
2. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 như thế nào?
Khi ung thư trực tràng chuyển sang giai đoạn 2 cũng có nghĩa là các tế bào ung thư đã xâm lấn rộng tới lớp cơ của đại tràng. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sẽ càng thấp khi bệnh ung thư trực tràng đang ở các giai đoạn về sau và việc điều trị cũng càng lúc khó khăn hơn.
Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cắt bỏ một đoạn đại tràng nhằm mục đích tránh cho tế bào ung thư xâm lấn ra các vùng xung quanh. Trước tiên, người bệnh sẽ được xạ trị để có thể thu nhỏ diện tích xâm lấn của khối ung thư, sau đó một thời gian, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật. Tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật là khá cao. Tuy nhiên do bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 nên khả năng tái phát bệnh là tương đối cao.
3. Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2
Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 cần có chế độ ăn uống hợp lý và cân đối. Bổ sung các chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong rau, củ, quả đầy đủ. Hạn chế sử dụng chất đường bột và chất béo. Khi chế biến thức ăn hạn chế dùng phương pháp xào, nướng hay là quay mà nên luộc chín thức ăn là tốt nhất. Uống nhiều nước và ăn các thức ăn mềm dễ tiêu hóa nhằm mục đích giảm gánh nặng cho bộ phận đường ruột.
Thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể dục thể chất để có thể đảm bảo cơ thể được luôn được vận động dẻo dai. Kiểm soát lượng mỡ thừa tốt sẽ khiến chúng ta tránh được bệnh tật trong đó có bệnh ung thư trực tràng. Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 2 sau khi phẫu thuật nên nghỉ ngơi, hồi sức đồng thời vận động nhẹ nhàng tránh cho tình trạng dính ruột cũng như xóc ruột gây ra viêm tắc.
Tuân thủ tuyệt đối lời dặn của bác sĩ, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, đừng quên uống thuốc đúng giờ và đều đặn, điều đó sẽ giúp bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn sau mổ có thể tránh được khả năng tái phát bệnh.
Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 cũng không quá khó khăn. Bệnh nhân có thể điều trị dứt điểm nếu như tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu về ung thư trực tràng giai đoạn 2 một cách toàn diện để có thể chăm sóc bản thân hoặc người nhà không may mắn mắc phải căn bệnh này. Chúc mọi người luôn luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
Xem thêm:
- Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi không?
- Ung thư đại trực tràng - những điều bạn cần biết
- Sàng lọc ung thư đại trực tràng