Những điều cần biết về trẻ bị tự kỷ tinh thần
Tự kỷ tinh thần ở trẻ em đang là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn có những quan niệm sai lầm về hội chứng này khi cho rằng đây là một căn bệnh, từ đó ảnh hưởng xấu đến trẻ, gia đình và xã hội. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về tự kỷ tinh thần.
Những điều cần biết về trẻ bị tự kỷ tinh thần
Tự kỷ tinh thần ở trẻ em đang là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn có những quan niệm sai lầm về hội chứng này khi cho rằng đây là một căn bệnh, từ đó ảnh hưởng xấu đến trẻ, gia đình và xã hội. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về tự kỷ tinh thần.
1. Tự kỷ tinh thần là gì?
Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam định nghĩa tự kỷ là một "hội chứng đa khuyết tật, biểu hiện sự rối loạn phát triển trong hành vi, nhận thức, ngôn ngữ và quan hệ xã hội".
Còn Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN) dẫn lại nguồn Liên Hiệp Quốc, theo đó, tự kỷ là "một loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị xã hội.
2. Dấu hiệu nhận biết tự kỷ tinh thần ở trẻ
Biểu hiện của tự kỷ tinh thần thường khác nhau ở mỗi trẻ. Có trẻ biểu hiện ra bên ngoài rất nặng, có trẻ lại chỉ có những biểu hiện nhẹ. Nhưng hầu hết bố mẹ có thể phát hiện được con mình bị tự kỷ sau 12 tháng tuổi. Trẻ sẽ có biểu hiện trong suốt cuộc đời nhưng con bạn có thể tiến triển tốt hơn khi bé lớn lên trong sự can thiệp tích cực. Biểu hiện tự kỷ ở mỗi trẻ là khác nhau nhưng tất cả đều có những điểm chung sau:
- Bé gặp rắc rối trong giao tiếp: Đây là một dấu hiện dễ dàng nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ ít nói hay nói chậm cũng đều mắc chứng tự kỷ. Quá trình tập nói của mỗi bé là khác nhau, có bé chỉ bập bẹ được từng chữ nhưng chưa nói được thành câu và cũng có bé đã có thể nói nguyên câu hoàn chỉnh. Hoặc có thể do bố mẹ dạy bé không được nói tự do cũng có thể khiến con mình ít nói hơn.
- Bé không giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể: Ở trẻ nhỏ khi không biểu đạt bằng lời nói được bé có giao tiếp với mọi người xung quanh bằng cử chỉ điệu bộ như chỉ trỏ, vẫy tay, “mi gió”... Nhưng ở trẻ bị tự kỷ tinh thần, bé không có những cử chỉ và điệu bộ này.
- Thường xuyên né tránh ánh mắt người đối diện: Không nhìn vào người đối diện hoặc không đáp lại khi được gọi tên
- Bé không có xu hướng bắt chước: Bắt chước là cách để trẻ học hỏi với mọi thứ xung quanh. Đối với các trường hợp tự kỷ, các bé không có xu hướng bắt chước hay tự động chơi các trò chơi đóng vai nếu không có sự yêu cầu hay chỉ dẫn của người lớn.
- Hành vi trật tự và lặp lại: Việc lặp đi lặp lại và sự ám ảnh trật tự thể hiện qua việc qua câu chữ và thói quen của trẻ. Nếu có chuyện nào đó xảy ra bất ngờ khác với thường ngày hay làm ảnh hưởng đến thói quen, trẻ tự kỷ sẽ khó có thể chấp nhận và thích nghi được với những thay đổi đó. Các bé sẽ nổi giận, phản ứng vô cùng mạnh mẽ và có xu hướng bạo lực.
- Ám ảnh quá mức: Con bạn thường yêu thích một món đồ chơi hoặc một nhân vật hoạt hình đặc biệt ví dụ như “Elsa”... Tuy nhiên, việc yêu thích quá mức đến ám ảnh lại là một vấn đề nghiêm trọng cần phải quan tâm. Các bé mắc chứng tự kỷ không thể để một món đồ chơi hay đồ vật nào đó rời xa mình dù ở bất cứ và bất cứ khi nào như đó là thứ quan trọng và giá trị nhất với bé. Hoặc các bé sẽ bắt buộc phải xem một bộ phim hoạt hình bé thích khi ăn, nếu không sẽ không ăn và phản ứng rất dữ dội.
- Bé không thích chia sẻ với bất cứ ai: Một đứa trẻ bình thường sẽ luôn muốn khoe với bạn những gì bé thấy, bé làm, nhưng những bé tự kỷ sẽ không thể hiện điều đó. Bé sẽ không kể bạn nghe và cũng không muốn bạn chơi cùng bé.
- Chỉ hiểu câu theo nghĩa đen: Các bé tự kỷ thường khó khăn trong việc hiểu những câu tục ngữ, ca dao mang tính trừu tượng nhiều nghĩa mà thường chỉ hiểu được nghĩa đen mà không hiểu được nghĩa bóng.
Tuy nhiên nếu con bạn có những biểu hiện trên không có nghĩa là bé mắc bệnh tự kỷ mà có thể chỉ là bé phát triển chậm một chút so với bình thường. Để chắc chắn nhất bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn cụ thể thêm.
3. Tự kỷ tinh thần có phải là bệnh?
Xin được nhấn mạnh lại rằng "tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ" nên không có “bệnh tự kỷ” mà chỉ có “chứng tự kỷ” ở trẻ. Vì vậy không có một thuốc nào có thể “chữa” khỏi hẳn mà chỉ có những can thiệp sớm và đúng cách (các phương pháp đã được kiểm chứng khoa học) để giúp trẻ cải thiện, đi học, hoà nhập và lớn lên đi làm, đóng góp cho xã hội. Chúng ta không nên kỳ thị, xa lánh trẻ tự kỷ mà hãy quan tâm đến bé.
Chứng tự kỷ tinh thần là một rối loạn khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội trong suốt cuộc đời. Việc can thiệp sớm trong nhiều trường hợp có thể giúp bé phát triển bình thường mà không còn những dấu hiệu chẩn đoán. Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi phát hiện những hành động và biểu hiện bất thường của con mình thì đừng chần chừ mà hãy đưa con đến gặp các bác sĩ nhi khoa.
Xem thêm:
- Mẹ nên làm gì để phòng ngừa tự kỷ ở trẻ từ "trứng nước"?
- Mẹ có biết điều trẻ tự kỷ thích là gì không?
- Tự kỷ liệu có phải là một căn bệnh?