Những điều cần biết về trẻ 6 tháng mọc răng hàm

Mọc răng là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ từ 6 tháng bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên và răng hàm sẽ bắt đầu mọc từ 14 tháng tuổi trở đi. Vậy khi trẻ 6 tháng mọc răng hàm thì có bình thường hay không chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về trẻ 6 tháng mọc răng hàm Những điều cần biết về trẻ 6 tháng mọc răng hàm

Mọc răng là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ từ 6 tháng bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên và răng hàm sẽ bắt đầu mọc từ 14 tháng tuổi trở đi. Vậy khi trẻ 6 tháng mọc răng hàm thì có bình thường hay không chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy trình mọc răng của trẻ

Việc mọc răng ở mỗi trẻ có thể không giống nhau, do đó việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra. Một vài trẻ bắt đầu mọc răng từ 4 hay 5 tháng, nhưng cũng có trẻ bắt đầu mọc răng khi lên 1 tuổi. Thông thường thời gian mọc răng của trẻ sẽ theo trình tự như sau:

  • 4 răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: mọc từ tháng thứ 5 – 8.
  • 4 răng cửa bên: mọc từ tháng thứ 7-10.
  • 4 răng hàm đầu tiên: mọc từ tháng thứ 12-16.
  • 4 răng nanh: mọc từ tháng thứ 14 – 20.
  • 4 răng hàm thứ 2: mọc từ tháng thứ 20-32.

Bộ răng sữa của trẻ bao gồm có tất cả là 20 chiếc, 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới. Răng hàm sữa của trẻ sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm trẻ 6 tuổi. Bắt đầu sau 6 tuổi răng hàm cũng sẽ bắt đầu rụng và chuyển sang thay răng vĩnh viễn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, việc trẻ mọc răng sớm hay muộn, loại răng nào mọc trước hay sau đều không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chỉ cần khi trẻ từ 24 – 28 tháng phải mọc đủ 20 răng là được. Các mẹ không nên quá lo lắng mà thay vào đó nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ khi mọc lên không bị dị dạng và chắc khỏe.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-tre-6-thang-moc-rang-ham-body-1

Dấu hiệu trẻ 6 tháng mọc răng hàm

Biết được các dấu hiệu sớm của mọc răng sẽ giúp mẹ phát hiện sớm, bớt đi sự lo lắng và có cách chăm sóc trẻ phù hợp hơn. Khi trẻ mọc răng hàm sẽ có một số rối loạn dễ nhận biết sau đây:

  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu và dễ bị kích động: do khi mọc răng sẽ khiến cơ thể trẻ có một số “rối loạn” nên hay mè nheo, làm nũng bố mẹ.
  • Chảy nước dãi: Việc mọc răng sẽ kích thích quá trình tiết nước bọt và làm chảy nước dãi ra nhiều hơn.
  • Thích nhai cắn: Khi những mầm răng bắt đầu đâm xuyên qua nướu để trồi lên sẽ làm cho trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng chuẩn bị nhú lên. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm ngón tay hay bất cứ cái gì có trong tay chúng để cắn.
  • Nướu bị sưng to, đỏ: Trước khi răng nhú lên, nướu bị tác động nhiều nhất nên có thể bị sưng, viêm tấy đỏ và thậm chí có khi bị loét.
  • Sốt nhẹ: khi dồn hết năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể của trẻ sẽ yếu đi nên trẻ rất dễ bị bệnh, thường là sốt nhẹ và đôi khi kèm theo thêm hiện tượng tiêu chảy. Ngoài ra sốt khi mọc răng còn có thể do tình trạng viêm nướu xảy ra.
  • Chán ăn: để răng mọc được nướu phải nứt ra nên sẽ gây ra đau đớn cho trẻ thậm chí có thể bị nhiễm trùng răng miệng. Chính điều này làm trẻ quấy khóc, ăn uống kém hơn hẳn có có nhiều trẻ bị sụt cân trong thời gian mọc răng.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-tre-6-thang-moc-rang-ham-body-2

Chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm

  • Khi mọc răng hàm, cơ thể của trẻ cũng mệt mỏi như người lớn vậy. Tình trạng đau nhức, quấy khóc, sốt nhẹ hay chán ăn.... Là những điều diễn ra hết sức bình thường. Ở thời điểm này, trẻ còn quá nhỏ nên chưa nói được, do đó các mẹ phải chú ý quan tâm để có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn.
  • Làm giảm sự khó chịu, ngứa ngáy của trẻ bằng cách cho trẻ chơi các loại đồ chơi mềm, dẻo, cạnh tròn (ví dụ như ngậm núm vú giả bằng cao su). Tránh những loại đồ chơi vuông thành sắc cạnh dễ làm tổn thương lợi và rất có hại cho quá trình mọc răng của trẻ.
  • Khi mọc răng nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì mẹ có thể dùng khăn ấm lau người cho trẻ và uống thêm nước. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ thì nên bắt đầu cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Mọc răng có thể làm cho trẻ đau đớn dẫn đến chán ăn, do đó không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Thay vào đó chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần cho trẻ ăn một ít. Đồ ăn cho trẻ phải được hầm nhừ, mềm nhuyễn dưới dạng cháo loãng, soup. Còn đối với trái cây thì nên ép thành nước.
  • Cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, dùng khăn sạch lau nước dãi chảy quanh miệng của trẻ, nên cho uống một ít nước lọc sau khi trẻ bú hoặc ăn xong.

Khi trẻ sốt quá cao, hay tình trạng tiêu chảy kéo dài, trẻ mệt mỏi ngủ li bì thì cần đưa trẻ đến gấp các cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.

Tuy trẻ 6 tháng mọc răng hàm có hơi sớm nhưng các mẹ có thể không cần quá lo lắng vì mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền hay dinh dưỡng. Mẹ chỉ cần chú ý đến các dấu hiệu mọc răng sớm để biết và chăm sóc cho trẻ tốt hơn.

Xem thêm:

  • Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
  • Trẻ nhỏ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?
  • Tìm hiểu quá trình mọc răng của trẻ