Những điều cần biết về tiêm vắc xin cúm cho trẻ
Lợi ích của việc tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ?Vắc xin cúm bảo vệ trẻ khỏi virus cúm, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm thậm chí cả ngăn ngừa nguy cơ tử vong
Những điều cần biết về tiêm vắc xin cúm cho trẻ
Vắc xin cúm bảo vệ trẻ khỏi virus cúm, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm thậm chí cả ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Trẻ nhỏ thường dễ mắc virus cúm. Tại Mỹ, trung bình có khoảng 20,000 trẻ dưới 5 tuổi có biến chứng cúm như viêm phổi. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi bị cúm dễ mắc các biến chứng nguy hiểm. Vào thời điểm giao mùa 2015-2016, cảm cúm đã khiến hơn 80 trẻ tử vong ở Mỹ. Đọc thêm về bệnh cúm và cách nhận biết các triệu chứng.
1. Nên tiêm vắc xin cúm khi nào?
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh(CDC) khuyên nên tiêm vắc xin cúm hàng năm cho mọi người, cả trẻ nhỏ ít nhất là 6 tháng tuổi trở lên.
Nên tiêm vắc xin vào mùa thu. Vắc xin sẽ mất 2 tuần để sản xuất các kháng thể cần thiết và có đủ thời gian tạo các kháng thể trước khi mùa cúm bắt đầu(thường từ tháng 10 đến hết tháng 5). Nếu trẻ đủ 6 tháng tuổi vào mùa đông thì có thể tiêm cho trẻ vào tháng 1 hoặc tháng 2.
2. Vắc xin có thay đổi qua các năm?
Có. Hằng năm lại nghiên cứu liều vắc xin mới, khoảng 6 tháng trước khi mùa cúm bắt đầu. Các nhà khoa học nghiên cứu loại virus nào dễ sản sinh trên toàn thế giới tại thời điểm đó và cố gắng dự đoán loại nào sẽ phổ biến trong suốt mùa cúm ở Mỹ.
Mỗi loại vắc xin bảo vệ chống lại ít nhất là 3 chủng loại cúm khác nhau, thậm chí có vắc xin chống lại 4 loại virus. Cả 2 loại này đều có sẵn cho mùa cúm 2016-2017. Hãy hỏi bác sĩ loại nào sẽ phù hợp với con bạn.
3. Trẻ cần 1 hay 2 liều vắc xin?
Hầu hết trẻ chỉ cần 1 liều vắc xin cúm. Trẻ 6-8 tháng tuổi nếu tiêm vắc xin cúm lần đầu hoặc trước đó đã tiêm 1 liều thì sau 28 ngày mới được tiêm tiếp 2 liều vắc xin nữa để cơ thể hình thành hệ thống miễn dịch.
4. Trẻ có thể dụng vắc xin cúm dạng xịt?
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh(CDC) và Học viện Nhi khoa Mỹ không khuyến khích sử dụng vắc xin cúm dạng xịt (FluMist) cho mùa cúm 2016-2017 vì nó không hiệu quả. Trẻ cần tiêm vắc xin thay vì dạng xịt.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy vắc xin dạng xịt rất hiệu quả và bác sĩ khuyên dùng cho trẻ 2 tuổi trở lên. Nhưng sau đó các nghiên cứu chuyên sâu 3 năm liên tiếp phát hiện ra vắc xin dạng xịt không có khả năng bảo vệ trẻ vì chủng cúm virus vẫn xuất hiện ở nhiều người. Sau đó, các chuyên gia y khoa đã điều chỉnh lại khuyến cáo.
5. Ai không nên tiêm vắc xin cúm?
Nếu bạn băn khoăn liệu trẻ có nên tiêm vắc xin cúm không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Thường trẻ không nên tiêm vắc xin trong các trường hợp sau:
- Nhỏ hơn 6 tháng tuổi
- Trước đó có phản ứng mạnh với vắc xin ngừa cúm
Nếu trẻ dị ứng với trứng hoặc bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng trứng, hãy nói với bác sĩ. Vắc xin được nuôi cấy trong trứng gà và có thể chứa protein của trứng. Trẻ chỉ nên tiêm vắc xin cúm nếu trẻ có thể ăn được trứng. Nếu trẻ có phản ứng nghiêm trọng với trứng, vẫn có thể tiêm vắc xin cho trẻ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ không khỏe hoặc bị sốt, hãy nói với bác sĩ liệu có thể đợi trẻ khỏe mới tiêm vắc xin được hay không.
6. Liệu trẻ vẫn bị sốt kể cả khi đã tiêm vắc xin cúm?
Có thể vì vắc xin không hoàn toàn chống lại được tất cả các chủng loại cúm. Trường hợp trẻ bị cúm sau khi đã tiêm vắc xin, đó là trường hợp hiếm gặp.
7. Có nên dùng thimerosal?
Sau nhiều năm nghiên cứu, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy thimerosal trong vắc xin, ở dạng thủy ngân là có hại. Ở mọi trường hợp, thimerosal không tồn tại ở vắc xin cho trẻ từ 2001, và nhiều vắc xin cúm không có chất bảo quản. Nếu muốn chắc chắn hãy hỏi ý kiến bác sĩ liệu vắc xin cúm có thimerosal không .
8. Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin cúm là gì?
Vắc xin cúm không gây ra cúm. Vaccine không chứa virus sống và hoàn toàn không thể mắc cúm từ vắc xin.
Phản ứng phụ thường thấy nhất ở cả trẻ và người lớn là bị nhức ở chỗ tiêm. Trẻ chưa tiêm vắc xin cúm bao giờ sẽ có thể bị sốt nhẹ, đau và mệt. Những triệu chứng này chỉ kéo dài nhiều nhất là 2 ngày.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác có nhưng hiếm trong 1 số loại vắc xin. Đọc thông tin về các chuyên gia nói gì khi trẻ phát sinh các phản ứng phụ.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Nguồn: Baby Center