Những điều cần biết về suy thai cấp tính
Suy thai cấp tính là 1 tình trạng đe dọa sinh mang thai, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần và vận động của đứa trẻ sau này. Suy thai cấp tính là nguyên nhân chiếm 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh. Hậu quả của suy thai cấp tính rất khó đánh giá bởi lẽ có những hậu quả chỉ biểu hiện sau rất nhiều năm.
Những điều cần biết về suy thai cấp tính
Trong quá trình chuyển dạ, nếu thai nhi có nhịp tim bất thường hoặc là nguồn cung cấp oxy cho bé gặp vấn đề chính thì đây là lúc hiện tượng suy thai cấp tính diễn ra. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào
Những thai phụ có các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường hay cao huyết áp... có nguy cơ suy thai cấp tính cao. Thai già tháng (từ trên 42 tuần) cũng có thể tiến triển đến suy thai cấp tính.
Nguyên nhân gây suy thai cấp tính
Có nhiều nguyên nhân ra suy thai cấp tính, để hệ thống hóa có thể chia ra 3 nhóm sau
Cơn co tử cung bất thường
Cơn cơ tử cung cường tính có thể là nguyên phát và có thể là thứ phát do bất tương xứng thai - khung chậu (hay gặp), có thể do dùng các thuốc oxytocin không đúng. Cơn co tử cung cường tính có thể là :
- Tăng tần số cơn co (cơn co mau).
- Tăng cường độ cơn co (cơn co mạnh).
- Tăng cả tần số và cường độ (cơn co mau mạnh).
Cơn co tử cung cường tính làm giảm lưu lượng tuần hoàn ở hồ huyết dẫn tới kéo dài thời gian ứ trệ máu trong hồ huyết đến thiếu O2 và ứ đọng CO2 ở thai.
Chuyển dạ kéo dài bất thường
Ở 1 số trường hợp, cơn co tử cung bình thường, không có bất tương xứng thai - khung chậu nhưng cổ tử cung mở ra rất chậm, thậm chí là không mở. Thông thường hay gặp ở ngôi chỏm kiểu thế sau và đầu cúi không tốt. Nếu cứ để tình trạng này, thì bệnh nhân sẽ mệt mỏi, lo lắng và cơn co tử cung sẽ bị rối loạn, gây ra suy thai.
Các nguyên nhân còn lại
- Nguyên nhân của mẹ: Cung cấp máu cho hồ huyết không đủ. Tụt huyết áp do nằm ngửa, dùng thuốc hạ huyết áp quá liều, choáng do các phương pháp giảm đau (gây tê ngoài màng cứng có thể tụt huyết do liệt mạch). Độ bão hòa O2 của máu mẹ không đủ : mẹ bị thiếu máu, bệnh tim nặng, bệnh phổi (hen phế quản).
- Nguyên nhân của phần phụ: Bánh rau: Diện tích trao đổi bị giảm (u mạch màng đệm, rau bong non, ...). Dây rốn: dây rốn thắt nút, sa dây rốn trước ngôi, bên ngôi, dây rốn quấn cổ chặt, bất thường về giải phẫu của dây rốn.
- Nguyên nhân của thai: Một số trường hợp đã bị yếu sẵn và luôn bị đe dọa suy thai cấp tính trong chuyển dạ. Đó là thai non tháng, thai già tháng, thai đôi, thai bị thiếu máu, thai suy dinh dưỡng, nhiễm trùng.
Phát hiện suy thai cấp tính bằng cách nào?
Bình thường, nhịp tim của thai nhi nằm trong khoảng 120 – 160 nhịp/phút, nhưng nếu có dấu hiệu nhịp tim bất thường thì thai có thể đang gặp phải nguy hiểm. Ngoài ra, 1 số dấu hiệu dưới đây cũng là cảnh báo quan trọng đối với hiện tượng suy thai cấp tính:
- Nhịp tim thai tăng hoặc là giảm đột ngột
- Bất thường ở dây rốn như dây rốn phẳng hay xoắn gây ảnh hưởng đến nhịp tim và lượng oxy cung cấp cho bào thai.
-Có phân su trong nước ối: Những hội chứng có liên quan đến phân su có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sơ sinh. Bằng cách theo dõi việc đi tiểu của bé trong các ngày đầu tiên, mẹ sẽ góp phần giúp bé đặt 1 nền tảng tốt cho sức khỏe trong tương lai
Biện pháp xử lý suy thai cấp tính
Khi xảy ra suy thai, các bà mẹ thường được thăm khám để có thể đưa ra quyết định thích hợp. Đối với các trường hợp phát hiện sa dây rốn, nhau bong non, có nguy cơ làm vỡ tử cung, người mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ hay sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để đưa em bé ra khỏi tử cung một cách càng nhanh càng tốt.
Đối với các trường hợp phát hiện suy thai cấp tính mà chưa rõ nguyên nhân, mẹ được khuyến nghị nên nằm nghiêng bên trái để tránh làm chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và thở oxy. Nếu ối vỡ và phát hiện bất thường thì người mẹ có thể được cấp cứu ở tư thế quỳ hay nằm sấp.
Ảnh hưởng suy thai cấp tính đến thai nhi
Suy thai cấp tính có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng nếu như không được xử lý kịp thời. Bé có thể bị khuyết tật nghiêm trọng về thần kinh và mặt nhận thức, thậm chí chết lưu khi chưa kịp chào đời. Nếu đã hít phải phân su thì đường hô hấp có thể bị nhiễm trùng.
Để giảm thiểu nguy cơ suy thai cấp tính, các mẹ bầu nên chú ý đến việc chữa trị các căn bệnh mãn tính trước khi mang thai. Khi phát hiện thai bị dây rốn quấn cổ, hay các bất thường về nhau thai, bạn cũng cần thận trọng theo dõi tình trạng sức khỏe thai. Bên cạnh đó, để không ảnh hưởng đến nguồn oxy của bào thai thì mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái thay vì nằm ngửa. Đừng quên nên đi khám thai định kỳ và đếm thai máy để biết được tình trạng sức khỏe của cả bé và mẹ.
Xem thêm:
- Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15 đến tuần 22 - Dịch vụ xét nghiệm chăm sóc sức khoẻ bà bầu