Những điều cần biết về sỏi mật và cách điều trị

Căn bệnh sỏi mật xuất hiện ở các nước phát triển ngày càng nhiều. Các bác sĩ cho rằng do chế độ ăn uống của con người càng ngày càng nhiều cholesterol. Căn bệnh sỏi mật có thể dẫn đến khá nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tham khảo ngay những thông tin về bệnh sỏi mật và cách điều trị từ đội ngũ bác sĩ Vinmec.

Những điều cần biết về sỏi mật và cách điều trị Những điều cần biết về sỏi mật và cách điều trị

Căn bệnh sỏi mật xuất hiện ở các nước phát triển ngày càng nhiều. Các bác sĩ cho rằng do chế độ ăn uống của con người càng ngày càng nhiều cholesterol. Căn bệnh sỏi mật có thể dẫn đến khá nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Căn bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật là bệnh lý khi bộ phận túi mật trong cơ thể xuất hiện các viên sỏi rắn. Sự hình thành sỏi trong túi mật bắt nguồn từ hiện tượng lắng đọng bất thường các thành phần trong túi mật, hay cụ thể hơn là dịch mật. Mặc dù được gọi là sỏi mật nhưng thực chất đây là những kết tủa từ các chất trong túi mật.

Túi mật là bộ phận có hình dạng quả lê bên dưới gan. Mật sẽ là nơi chứa dịch mật do gan tiết ra để bão hòa lượng cholesterol (chất béo). Việc tiết nhiều dịch mật để bão hòa lượng chất béo sẽ tạo điều kiện cho chất nhầy trong túi mật sẽ là yếu tố tạo mầm kết tinh thành sỏi mật. Các tinh thể siêu nhỏ, kết tủa thành viên sỏi rắn trong túi mật. Những viên sỏi như vậy nằm rải rác trong đường mật sẽ làm giảm sự vận động của mật.

Sỏi trong mật làm lòng đường mật ứ trệ, có thể gây nhiều biến chứng. Nếu sỏi di chuyển, niêm mạc đường mật có thể bị tổn thương hoặc ứ tắc đường mật.

Trong y học, sỏi mật có thể phân thành hai loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Mỗi loại sỏi thận có nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Trước khi tìm hiểu thêm về sỏi mật và cách điều trị thì bạn cần biết thêm về những triệu chứng của căn bệnh này để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-soi-mat-va-cach-dieu-tri-body-1

Triệu chứng của sỏi mật

Người bị bệnh sỏi mật thường không nhận biết bệnh của mình trong giai đoạn đầu. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng này nên nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để xét nghiệm và khám xác định bệnh.

  • Vàng da: Một trong những dấu hiệu bệnh về gan, mật thông thường là vàng da. Mức độ vàng da ở mỗi người là khác nhau
  • Đi ngoài phân lẫn máu, có triệu chứng ngứa da
  • Thường hay bị sốt, rét run, sốt kéo dài. Triệu chứng này xuất hiện do nhiễm khuẩn đường mật
  • Các cơn đau quặn bụng và triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là những cơn đau xuất hiện từ vùng dưới sườn phải và đau lan trên vai khi bệnh nhân thở mạnh hoặc vận động mạnh. Cơn đau cũng sẽ xuất hiện nếu người bệnh ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và thường kéo dài từ 30 phút đến vài giờ

Từ những triệu chứng này, căn bệnh sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy do sỏi mật, áp xe gan - đường mật và nghiêm trọng nhất là ung thư túi mật.

Viêm túi mật hoại tử có thể dẫn đến tử vong. Những biến chứng đã liệt kê đều có tác động không nhỏ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Hiểu về sỏi mật và cách điều trị sẽ tăng hiệu quả chữa trị, giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh.

Cách điều trị

Chính vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý để điều trị hiệu quả. Mỗi loại bệnh sỏi mật sẽ lại có cách điều trị khác nhau.

  • Đối với bệnh sỏi cholesterol, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tan sỏi. Trường hợp được chỉ định khi sỏi dưới 1,5 cm. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài từ 6 đến 24 tháng. Thuốc được chỉ định thường là ursodeoxycholic acid 8-10 mg/kg.
  • Với trường hợp sỏi có kích thước lớn hơn, có thể dùng phương pháp tán sỏi bằng sóng hoặc làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất. Với sự hỗ trợ của thuốc điều trị sỏi mật, sỏi sẽ bị bào mòn, giảm kích thước. Thuốc làm giãn các cơ trơn để viên sỏi được tống ra ngoài dễ dàng, chấm dứt tình trạng ứ đau.
  • Một số trường hợp bệnh nhân sẽ phải cắt túi mật nội soi. Sỏi to khiến bệnh nhân đau nhiều, viêm túi mật nặng. Biện pháp này hiện nay rất phổ biến vì giúp bệnh nhân hồi phục nhanh. Nếu mổ nội soi thất bại, bệnh nhân sẽ phải mổ phanh để cắt túi mật.
  • Với bệnh sỏi sắc tố mật, bệnh nhân sẽ được lấy sỏi nội soi ngược dòng cắt cơ oddi khi sỏi ở ống mật chủ và sỏi dưới 1,5 cm. Với sỏi sắc tố mật cũng có thể dùng biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể tương tự như sỏi cholesterol hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.

Những phương pháp chữa trị trên đều phải được bác sĩ chỉ định, kê đơn và có phác đồ điều trị rõ ràng. Với căn bệnh sỏi mật này, rất nhiều người bệnh chủ quan và chọn cách chữa bệnh tại nhà, không theo kê đơn của bác sĩ. Việc làm như vậy có thể sẽ dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài, dễ có biến chứng không lường trước được. Chính vì vậy, bạn phải hết sức lưu ý đến sỏi mật và cách điều trị đúng đắn, khoa học chỉ có thể đến từ việc khám chữa bệnh chuyên nghiệp, uy tín.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-soi-mat-va-cach-dieu-tri-body-2

Phòng ngừa bệnh sỏi mật như thế nào?

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sỏi mật là điều chỉnh chế độ và thói quen ăn uống của chúng ta. Bởi chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ hay chất béo sẽ gây ra những nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao.

  • Giảm mỡ trong mọi bữa ăn để không ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày
  • Không ăn nhiều phủ tạng động vật, đồ chiên rán vì chứa nhiều chất béo
  • Ăn đủ bữa và bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ để giúp tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giữ vệ sinh ăn uống và tẩy giun định kỳ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do ký sinh trùng

Căn bệnh sỏi mật tuy không phải là căn bệnh xa lạ nhưng nhiều người vẫn chủ quan trong việc điều trị bệnh sớm và triệt để. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về sỏi mật và cách điều trị. Nếu nhận thấy những biểu hiện của căn bệnh này, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, thăm khám.

Xem thêm:

  • Người bệnh sỏi mật, cần kiêng gì để tránh tái phát?
  • Sỏi mật có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa
  • Các bài thuốc dân gian chữa sỏi mật hiệu quả