Những điều cần biết về sàng lọc ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc và tử vong nhiều nhất trên thế giới. Bệnh này luôn phát triển trong lặng lẽ. Việc sàng lọc ung thư trực tràng là biện pháp tối ưu nhất giúp bạn có thể phát hiện những bất thường sớm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Những điều cần biết về sàng lọc ung thư trực tràng Những điều cần biết về sàng lọc ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc và tử vong nhiều nhất trên thế giới. Điều đáng nói, ung thư trực tràng luôn phát triển trong lặng lẽ. Hầu hết dấu hiệu sớm của bệnh không được bệnh nhân chú ý, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối, không thể cứu chữa. Việc sàng lọc ung thư trực tràng là biện pháp tối ưu nhất giúp bạn có thể phát hiện những bất thường sớm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

1. Tầm quan trọng của sàng lọc ung thư trực tràng

Trực tràng gồm một phần ruột thẳng, nằm ở đoạn cuối ruột già và phía trước hậu môn. Trực tràng của con người thường có chiều dài từ 11cm đến 15cm. Kích cỡ của bộ phận này giống với đại tràng hình xích ma ở đoạn đầu, nhưng ở đoạn cuối nó giãn ra tạo thành các bóng trực tràng. Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa dưới phổ biến.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-sang-loc-ung-thu-truc-trang-body-1
Sàng lọc ung thư trực tràng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư trực tràng

Thực tế cho thấy, ung thư trực tràng ở giai đoạn đầu tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 90%. Thế nhưng nếu không sàng lọc ung thư trực tràng thì chỉ có khoảng 40% trường hợp ung thư được phát hiện ở giai đoạn này. Khi ung thư đã lan ra thì người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Sàng lọc ung thư trực tràng hay tầm soát ung thư trực tràng là thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, nội soi để phát hiện sớm những mầm mống ung thư hoặc phát hiện ra các khối u còn nhỏ, chưa lây lan để kịp thời điều trị trước khi trở thành ung thư.

2. Đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc ung thư trực tràng?

Những người trưởng thành đều nên thực hiện sàng lọc ung thư trực tràng để sớm phát hiện và điều trị bệnh. Tuy nhiên nhóm đối tượng dưới đây được đặc biệt khuyến nghị thực hiện việc sàng lọc này.

Người trên 40 tuổi: Những người ở độ tuổi trên 40 được chứng minh dễ mắc ung thư trực tràng hơn những người trẻ tuổi.

Người đã từng bị ung thư trực tràng: Những bệnh nhân từng cắt bỏ đoạn ruột bị ung thư nhưng vẫn có khả năng cao tái phát nên thường xuyên đi sàng lọc ung thư trực tràng.

Người có tiền sử mắc bệnh đường ruột: Những người bị viêm loét đại tràng và mắc bệnh Crohn (một loại bệnh liên quan đến viêm đường ruột) cũng có nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng. Nguyên nhân là do khi niêm mạc bị loét sẽ dễ dẫn đến ung thư. Nếu bạn bị mắc 2 bệnh này thì hãy thường xuyên đến bệnh viện sàng lọc ung thư trực tràng để có thể theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Người có tiền sử bị polyp trực tràng: Polyp trực tràng được sinh ra do sự phát triển quá mức của niêm mạc trực tràng. Đây là là những khối u lồi vào trong lòng trực tràng. Những phụ nữ từng bị ung thư buồng trứng có thể bị polyp trực tràng. Những người từng cắt bỏ polyp trực tràng cũng có nguy cơ tái phát cao.

Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người thân, nhất là cha mẹ, anh chị em ruột, mắc ung thư trực tràng thì nguy cơ mắc căn bệnh này của bạn rất cao.

Ít vận động: Những người thiếu vận động, không thường xuyên tập thể dục, thể thao, hay ngồi một chỗ cũng có khả năng mắc ung thư trực tràng cao hơn những người khác.

Ăn thức ăn chứa nhiều mỡ: Thường xuyên ăn thức ăn nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng.

Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao, trong đó có ung thư trực tràng. Đây cũng là những người nên thường xuyên thực hiện sàng lọc ung thư trực tràng.

Hút thuốc lá: Một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn người không hút đến 30%. Không những thế, hút thuốc lá còn là nguyên nhân gây nhiều bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư gan...

Uống nhiều rượu: Những thức uống chứa chất kích thích như rượu cũng là tác nhân gây ung thư trực tràng. Chính vì vậy những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc nên sàng lọc ung thư trực tràng để sớm phát hiện mầm mống gây bệnh.

3. Cách bước sàng lọc ung thư đại trực tràng

Khám lâm sàng với bác sĩ: Bước đầu tiên khi thực hiện sàng lọc ung thư trực tràng là bác sĩ khám bệnh để nắm được tình trạng sức khỏe, cũng như tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn cũng như những người thân trong gia đình.

Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra những dấu hiệu bệnh tật.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-sang-loc-ung-thu-truc-trang-body-1
Xét nghiệm máu là một trong những bước sàng lọc ung thư trực tràng

Siêu âm: Việc siêu âm vùng bụng sẽ giúp bác sĩ phát hiện bạn có hay không u đại tràng, hạch ổ bụng...

Nội soi trực tràng: Đây là một trong những bước quan trọng nhất của việc sàng lọc ung thư trực tràng. Nội soi trực tràng cũng là cách trực tiếp, chính xác nhất phát hiện ra những bất thường tại trực tràng và cả đoạn đại tràng xích ma. Các bác sĩ sẽ nội soi trực tràng kết hợp sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Khi soi trực tràng nếu phát hiện ra các khối u, các bác sĩ cũng có thể biết rõ hình dáng, kích thước và vị trí khối u đó so với rìa hậu môn. Việc làm này sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm:

  • Sàng lọc ung thư đại trực tràng
  • Sàng lọc định kỳ - "Chìa khóa vàng" ngăn ngừa ung thư trực tràng
  • Giáo sư Thượng Hải khuyến cáo: Sàng lọc ung thư đại trực tràng phát hiện sớm 3 tháng có thể sống thêm 30 năm