Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích

Hiện nay trên thế giới trong 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh cao gấp hai lần nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị hội chứng ruột kích thích.

Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón, hội chứng xuất hiện đột ngột và dai dẳng gây khó chịu cho người bệnh. Có thể kiểm soát hội chứng này bằng cách cải thiện chế độ ăn uống cũng như lối sống.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Những bất thường trong hệ thống thần kinh của hệ tiêu hóa cũng là một nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích. Việc phối hợp không nhịp nhàng giữa não và ruột có thể xảy ra những phản ứng như đau bụng tiêu chảy hoặc táo bón.

Thực phẩm

Một số người xuất hiện hội chứng ruột kích thích xuất phát từ dị ứng thực phẩm khiến ruột tăng nhu động để đào thải ra ngoài.

Hormone

Tỷ lệ mắc hội chứng ruột kích thích theo nghiên cứu cho rằng nữ giới mắc gấp đôi nam giới. Chu kỳ kinh nguyệt cũng là một nguyên nhân gây nên hội chứng này ở nữ giới.

Căng thẳng, stress

Ở các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích sẽ thấy tình trạng của mình nặng hơn khi gặp những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống. Các triệu chứng sẽ giảm đi khi có sự điều chỉnh lại tâm lý và lối sống.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-body-1
Đau quặn bụng là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Đau bụng

Bệnh nhân cảm thấy đau quặn ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, hoặc đau thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Tình trạng đau không cố định một chỗ mà có thể di chuyển từ vị trí sang vị trí khác. Người bệnh có cảm giác khó chịu ở vùng rốn và vùng quanh rốn.

Trạng thái đi ngoài thay đổi

Người bệnh có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân lỏng hoặc sệt có thể kèm theo chất nhầy như nước mũi, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ đi được một ít.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát vùng thượng vị, buồn nôn, nuốt khó, cảm giác có vật cản ở họng hoặc đau thắt ngực.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-body-2
Buồn nôn, khó chịu là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích

Bên cạnh đó, dấu hiệu hội chứng ruột kích thích còn hay gặp là mất ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó chịu, năng suất làm việc giảm.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng này là bệnh lành tính không làm người bệnh tử vong nhưng thường kéo dài dai dẳng, khó có thể điều trị dứt điểm. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên giải pháp chủ yếu là làm giảm đi các triệu chứng của bệnh giúp bệnh nhân thoải mái hơn:

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-body-3
Thực phẩm giàu chất xơ là lựa chọn hàng đầu cho người bị hội chứng ruột kích thích

Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ sẽ làm giảm các triệu chứng ở một số người trong trường hợp bị táo bón. Một số thực phẩm như rau xanh, gạo lứt, cám gạo, được các chuyên gia tin tưởng khuyên dùng.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá sức. Tránh trạng thái căng thẳng sẽ làm giảm đi hội chứng ruột kích thích đáng kể.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao kết hợp với đi bộ hàng ngày, xoa bụng 30 phút buổi sáng sau khi ngủ dậy và tập thói quen đi đại tiện một lần mỗi ngày giúp phòng ngừa được hội chứng ruột kích thích.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-chung-ruot-kich-thich-body-4
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao kết hợp với đi bộ hàng ngày giúp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Một số thực phẩm nên tránh như:

  • Chất béo động vật: Những thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn gây đau hoặc khó chịu. Thay thế bằng chất béo có nguồn gốc từ thực vật.
  • Hạn chế các thức ăn nhanh như xúc xích, patê, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn qua chiên có nhiều dầu mỡ.
  • Các loại mứt, sirô, bánh kẹo và trái cây hoặc nước trái cây có đường.
  • Các chất kích thích và những đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột.

Xem thêm:

  • Hội chứng ruột kích thích có dễ điều trị không?
  • Những yếu tố nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích
  • Những mẹo cần ghi nhớ về hội chứng ruột kích thích