Những điều cần biết về căn bệnh hở van tim 3 lá

Hở van tim 3 lá là 1 loại bệnh van tim không quá hiếm gặp. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Vậy khi nào thì được gọi là hở van tim 3 lá? Bệnh có nguy hiểm không? Hở van tim 3 lá khi nào thì cần dùng thuốc và thời điểm nào nên phẫu thuật. Vicare sẽ cung cấp những thông tin cần biết về bệnh này qua bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về căn bệnh hở van tim 3 lá Những điều cần biết về căn bệnh hở van tim 3 lá

Hở van tim 3 lá là gì?

Van tim 3 lá được ví như là 1 cánh cửa, đóng và mở nhịp nhàng theo mỗi nhịp đập của tim. Nó giúp máu chỉ chảy từ buồng tim trên (tâm nhĩ phải) về buồng tim dưới (hay tâm thất phải), chứ không bị chảy ngược lại.

Hở van tim 3 lá là khi van đóng lại không kín. Nó có thể do giãn vòng van, thoái hóa, dính hay co rút các dây chằng van tim... Hở van tim 3 lá làm cho dòng máu phun ngược trở lại tâm nhĩ phải. Mức độ hở càng nhiều thì các biểu hiện mà bạn gặp phải sẽ càng rõ rệt hơn như đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở...

Bệnh hở van tim 3 lá có nguy hiểm không và mức độ nào thì đáng lo?

Một người bình thường và khỏe mạnh vẫn có thể bị hở van tim 3 lá. Khi đó gọi là hở van tim sinh lý, không nguy hiểm và cũng không cần phải điều trị.

Nhưng nếu mức độ hở van lớn hơn, máu bị ứ lại trong tâm nhĩ. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến biến chứng:

  • Suy tim
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-can-benh-ho-van-tim-3-la-body-1

Khi bị hở van 3 lá nặng, áp lực trong tâm thất phải tăng cao, tâm nhĩ phải sau 1 thời gian chứa máu giãn rộng ra. Khi đó buộc tim phải làm việc nhiều hơn để giúp bù đắp lượng máu bị thiếu hụt, lâu dài có thể dẫn đến suy tim.

  • Rung tâm nhĩ

Một số người bị thoái hóa van 3 lá nặng cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim là rung tâm nhĩ. Rung tâm nhĩ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

Nếu không được điều trị, hở van tim 3 lá cũng có thể dẫn đến giảm cân, mất cảm giác ngon miệng hay xơ gan. Bạn cũng có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng tim.

Hở van tim ba lá được chia thành 4 mức độ nặng dần:

  • Hở van tim tim 3 lá 1/4: Thường là hở van sinh lý, không cần chữa trị.
  • Hở van 3 lá 1.5/4 và hở van 3 lá 2/4: Đây là mức độ hở van ở mức trung bình. Chưa cần điều trị nhưng cần phải tái khám định kỳ để theo dõi. Nếu kèm theo triệu chứng, hay là hậu quả của các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, thấp tim, thiếu máu cơ tim, ... thì mới cần điều trị.
  • Hở van 3 lá 3/4: Mức độ hở van nặng, triệu chứng có thể rất nặng nề, người bệnh thậm chí cảm thấy khó thở, không nằm gối đầu thấp, mệt mỏi, khó khăn khi đi lại hoặc làm việc. Thậm chí leo cầu thang hay làm việc nhà cũng khó khăn với người bệnh.
  • Hở van 3 lá 3.5/4 và hở van 3 lá 4/4: Mức độ hở van này là nặng nhất, nếu không còn đáp ứng với thuốc chữa trị, bạn sẽ được khuyên mổ để sửa chữa van tim hoặc phải thay van tim nhân tạo.

Triệu chứng hở van tim 3 lá và những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Hở van tim dưới 2/4 thì thường không có nhiều triệu chứng. Nhưng nếu bạn có kèm theo tăng áp động mạch phổi hoặc là tăng huyết áp, hở van gây ra biến chứng, bạn có thể có các triệu chứng sau:

  • Giảm khả năng gắng sức: Khó khăn khi làm việc nhà và leo cầu thang, đi bộ hoặc làm các công việc đơn giản khác.
  • Người thường xuyên mệt mỏi.
  • Giảm lượng nước tiểu.
  • Phù mắt cá chân và bụng hoặc phù toàn thân.
  • Nhịp tim bất thường gây ra cảm giác lo lắng, hồi hộp và đánh trống ngực.
  • Gan to.
  • Tĩnh mạch cổ đập mạnh

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng nghi ngờ bị hở van tim 3 lá.

Những ai sẽ có nguy cơ bị hở van tim 3 lá?

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị hở van tim 3 lá, được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: hở van tim 3 lá bẩm sinh và hở van tim do các bệnh lý mắc phải.

Bệnh hở van tim do thấp trước kia là nguyên nhân chính gây ra bệnh chủ yếu tại các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nghĩa là sau khi bị thấp khớp, thấp tim mới dẫn đến hở van. Ngoài ra ở người cao tuổi, van tim có thể sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian. Tuổi tác được cho là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ hở van.

Ngoài ra bệnh còn do các bệnh lý khác gây ra như: thiếu máu (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, ...); phình động mạch chủ, giãn nở cơ tim, viêm nội tâm mạc...

Hở van tim 3 lá thì nên ăn gì?

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-can-benh-ho-van-tim-3-la-body-2

Bạn nên áp dụng 1 chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho bệnh tim mạch, bao gồm:

  • Ăn hạn chế các chất béo từ động vật và cholesterol (phủ nội tạng động vật, lòng trắng trứng, gan, da của các loại gia cầm). Bạn cũng nên ăn thịt trắng (thịt gia cầm bỏ da, thịt cá); hạn chế các loại thịt màu đỏ (thịt lợn, cừu, thịt bò,), nếu ăn nên lựa phần thịt thăn và ít mỡ.
  • Ăn nhiều nhóm thực phẩm cung cấp các vitamin và khoáng chất và đặc biệt là chất chống oxy hóa có lợi chẳng hạn như các loại rau có lá màu xanh thẫm hay trái cây tươi (nếu bạn không bị tiểu đường)...
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, chất kích thích như cà phê, thuốc lá... bởi chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh.

Lưu ý với người hở van tim nếu đã phẫu thuật hoặc là đang sử dụng thuốc chống đông cần phải hạn chế nhóm thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau cải bó xôi, chuối, súp lơ ... Bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông và từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông.

Đồng thời, tập thể dục giúp làm giảm các triệu chứng hở van tim 3 lá: Nếu mức độ hở van nặng, thì bạn cần hạn chế tập luyện cường độ cao. Nhưng với mức độ hở trung bình thì tập luyện chính là cách giảm triệu chứng, giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng để làm tăng sức chống đỡ với bệnh tật.

Các chuyên gia tim mạch khuyên bạn nên tập thể dục tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày và duy trì 5.5 buổi/tuần. Nên tập với cường độ tăng dần nhưng bạn không nên tập quá sức.

Chữa trị bằng thuốc và phẫu thuật

Nếu suy tim hoặc viêm nội tâm mạc là nguyên nhân gây ra bệnh hở van tim 3 lá, các bác sĩ sẽ tập trung chữa trị nguyên nhân này. Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp nhằm kiểm soát cơn rung nhĩ.

Với trường hợp hở van nặng, thường là từ 3.5/4 trở lên, chức năng tim suy giảm trầm trọng hoặc là người bệnh đáp ứng kém với các loại thuốc điều trị, thì lựa chọn phẫu thuật là tối ưu. Việc phẫu thuật sẽ giúp sửa chữa hoặc thay thế van bị hư hại.

Xem thêm:

  • Thông tin cần biết về bệnh hở van tim 2 lá
  • Cách điều trị bệnh hở van tim
  • Top 5 thực phẩm tốt cho tim mạch