Những điều cần biết về cách đọc điện tâm đồ

Hiện nay, điện tâm đồ là một trong những bước quan trọng giúp bác sĩ điều trị chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh của bệnh nhân. Để phát huy tối đa tác dụng chẩn đoán của điện tâm đồ, cần phải hiểu rõ về các bước cơ bản về cách đọc kết quả điện tâm đồ.

Những điều cần biết về cách đọc điện tâm đồ Những điều cần biết về cách đọc điện tâm đồ

Hiện nay, điện tâm đồ là một trong những bước quan trọng giúp bác sĩ điều trị chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh của bệnh nhân. Để phát huy tối đa tác dụng chẩn đoán của điện tâm đồ, cần phải hiểu rõ về các bước cơ bản về cách đọc kết quả điện tâm đồ.

Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ là phương pháp dùng máy đo để ghi lại các tín hiệu điện của tim (sinh ra do hoạt động co bóp của tim). Ngoài việc đo tốc độ và nhịp tim thì điện tâm đồ còn có khả năng cung cấp dữ liệu về lưu lượng máu truyền đến tim.

Điện tâm đồ có giá trị cao trong chẩn đoán và định hướng điều trị đối với bệnh liên quan đến rối loạn nhịp tim. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực, đồng thời theo dõi hiệu quả sau khi tiêu huyết khối, đặc biệt là giúp tìm ra nguyên nhân gây khó thở.

Đo điện tâm đồ được chỉ định trong một số trường hợp điển hình dưới đây:

  • Bệnh nhân đã mắc các bệnh về tim mạch
  • Bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng thuộc về bệnh tim mạch
  • Bệnh nhân có nguy cơ đối diện với các bệnh lý tim mạch
  • Người bệnh trước khi bước vào cuộc phẫu thuật
  • Nhằm mục đích theo dõi điều trị
  • Khám sức khỏe (đặc biệt với những người ở độ tuổi trên 40)
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-cach-doc-dien-tam-do-body-1
Cách đọc điện tâm đồ chuẩn xác giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn

Các khái niệm cần biết khi đọc kết quả điện tâm đồ

Nhịp

Nhịp bình thường được gọi là nhịp xoang, tạo ra bởi xung động điện, hình thành trong nút xoang (nút SA).

Nhịp nhanh xoang là khi đo được nhịp nhanh hơn 100 lần/phút.

Nhịp chậm xoang là khi nhịp chậm ở mức 60 lần/phút.

Tần số

Tần số tim bình thường từ 60 – 100 lần/phút. Chúng được xác định bằng cách đếm số ô vuông lớn giữa 2 chu chuyển tim.

Cách tính tần số tim trên điện tâm đồ là: 300/ RR (số ô lớn)

Sóng P

Đây là sóng đầu tiên khi đo điện tâm đồ và có ý nghĩa chỉ ra hoạt động lan truyền xung động điện ngang qua nhĩ (bao gồm tái cực nhĩ và khử cực).

Sóng P bình thường có hình dạng vòm thẳng, không nhọn và không có khấc.

Khoảng PR

Đây là khoảng thời gian cần thiết cho xung động truyền từ nhĩ tới nút nhĩ thất đến những sợi tế bào cơ tâm thất.

Khoảng PR bình thường từ 0,12 – 0,20s. Khi đo điện tâm đồ, khoảng PR sẽ thay đổi theo nhịp tim: ở bệnh nhân lớn tuổi khoảng PR dài hơn, nhịp tim nhanh sẽ có khoảng PR ngắn hơn nhịp tim chậm.

Phức bộ QRS

Đây là chỉ số quan trọng nhất của việc đo điện tâm đồ khi thể hiện sự lan truyền xung động ngang qua cơ thất.

Quy ước của phức bộ QRS tương ứng: sóng Q là sóng âm đầu tiên, sóng R là sóng dương đầu tiên, sóng S là sóng âm đi sau sóng R.

Phức bộ QRS bình thường khi ở mức 0,05 – 0,10s, nếu QRS > 0,12s là biểu hiện bất thường.

Sóng T

Là sóng thể hiện thời gian hồi phục của các tâm thất. 3 đặc điểm cần lưu ý của sóng T chính là: Direction – Shape – Height.

Đoạn ST

Biểu thị cho khoảng thời gian cơ tâm thất còn ở trong giai đoạn khử cực và được tính từ cuối QRS đến sóng T.

Thông thường, khi đọc điện tâm đồ, chuyên gia hay quan tâm đến sự thay đổi vị trí của nó đối với đường đẳng điện và hình dạng đoạn ST.

Sóng U

Ít xuất hiện khi đo điện tâm đồ, nếu có chỉ là một sóng nhỏ đi sau sóng T

Khoảng QT

Giá trị bình thường của khoảng QT là 0,41s. Nó được tính từ đầu phức bộ QRS đến cuối sóng T, biểu hiện cho thời gian hoạt hóa và hồi phục tâm thất.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-cach-doc-dien-tam-do-body-2
Cách đọc điện tâm đồ cho kết quả đúng giúp bạn chăm sóc tốt hơn sức khỏe tim mạch

Cách đọc điện tâm đồ gồm những bước nào?

Cách đọc điện tâm đồ theo từng bước hợp logic hết sức quan trọng. Nhờ quy định đọc điện tim này mà bạn không bỏ sót những dấu hiệu trên điện tim và dễ dàng hơn trong việc đưa ra kết luận cuối cùng.

  • Bước 1: Trước tiên cần xác định nhịp tim (xem có phải nhịp xoang hay không xoang), tần số và các khoảng.
  • Bước 2: Tiếp theo, xác định trục điện tim (với góc α), tư thế tim và sự hiện diện của block phân nhánh
  • Bước 3: Xác định hệ thống dẫn truyền có biểu hiện của phì đại các buồng tim
  • Bước 4: Tình trạng đường dẫn truyền xung điện ở block nhánh
  • Bước 5: Xác định sự thay đổi về hình dạng của các sóng QRST, vị trí thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim
  • Bước 6: Theo dõi các bất thường khác trên điện tim có thể xảy ra do rối loạn điện giải, thuốc hay tình trạng bệnh lý khác
  • Bước 7: Đưa ra kết luận chẩn đoán về: tổn thương cơ tim, rối loạn nhịp tim

Những điều cần lưu ý về cách đọc điện tâm đồ

Trước khi tiến hành cách đọc điện tâm đồ, bạn phải tìm hiểu và nhận định rõ những vấn đề:

  1. Về tiền sử của người bệnh:
  • Nắm vững giới tính, độ tuổi và các triệu chứng lâm sàng chính
  • Xem thêm sơ lược về bệnh án, các kết quả xét nghiệm khác, hình ảnh chụp X-quang, ...
  • Tạng người của bệnh nhân thuộc dạng gầy béo, cao thấp như thế nào bởi nó ảnh hưởng nhiều đến biên độ sóng, chẩn đoán dày thất, ...
  • Bệnh nhân có đang dùng thuốc chống loạn nhịp hay thuốc trợ tim dài ngày không? Một số loại thuốc như quinidin, digitalis, ... sẽ gây tác động lớn đến hình dạng điện tâm đồ, từ đó dễ làm sai lạc chẩn đoán cơ bản.
  • Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hay tăng huyết áp?

2. Tình trạng bệnh nhân có nghiêm trọng hay không?

  • Đánh giá về dấu hiệu sinh tồn, nghe phổi, tim
  • Đánh giá về mức độ đau thắt ngực và biểu hiện của giảm cung lượng tim.

3. Bản điện tim có thay đổi so với các điện tim trước đây, những thay đổi này đã cũ hay mới xuất hiện, thay đổi có nguy hiểm không?

4. Cẩn trọng với những điện tâm đồ không chính xác do đo sai cách hoặc tình trạng bệnh không hiển thị rõ khi đo nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ khám bệnh Tim uy tín tại Hà Nội
  • Tổng quan về bệnh Tim mạch vành