Những điều cần biết về bệnh Zona thần kinh ở mắt

Zona là bệnh do một loại virus gây ra, bệnh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể đặc biệt là ở môi, cằm, trán, má và mũi, nhưng nguy hiểm nhất là Zona thần kinh ở mắt, vì vậy cần hết sức cẩn thận, không nên chủ quan và xem thường.

Những điều cần biết về bệnh Zona thần kinh ở mắt Những điều cần biết về bệnh Zona thần kinh ở mắt

Zona là bệnh do một loại virus gây ra, bệnh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể đặc biệt là ở môi, cằm, trán, má và mũi, nhưng nguy hiểm nhất là Zona thần kinh ở mắt, vì vậy cần hết sức cẩn thận, không nên chủ quan và xem thường.

Zona thần kinh ở mắt là gì?

Zona thần kinh là do sự tái phát của loại virus gây bệnh thủy đậu (virus Varicella Zoster) gây ra, khi loại virus này tấn công vào các dây thần kinh của chúng ta, chúng sẽ phát triển rất nhanh và gây viêm cấp tính. Đa số bệnh nhân bị zona điều có tiền sử mắc thủy đậu từ bé. Khi thủy đậu đã khỏi, một số virus Varicella vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn, không gây bệnh, cư trú ở hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, các sang chấn tinh thần...chúng trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, và phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và gây ra bệnh.

Gọi là bệnh zona thần kinh vì chúng thường phát triển theo đường dây thần kinh, hạch giao cảm làm tổn thương bao myelin khiến sự nhạy cảm càng tăng lên, người bệnh đau đớn, bỏng rát vô cùng. Trong đó, bệnh zona thần kinh ở mắt được xem là nguy hiểm nhất vì nó gây nhiều biến chứng nhất nên bệnh nhân cần phải thận trọng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-zona-than-kinh-o-mat-body-1

Các triệu chứng của bệnh Zona thần kinh mắt

Zona thần kinh ở mắt cũng như zona nói chung, chúng thường xuất hiện những nốt mụn đỏ nhỏ hình thành trên mí mắt, trán, trên đỉnh mũi hoặc cánh mũi và thường gặp phải vào mùa thu hoặc mùa xuân, do virus gây ra. Bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính và tái phát lại nhiều lần.

Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt thường gặp là, trước khi tổn thương hình thành các dát đỏ mọc 2-3 ngày thường có cảm giác báo hiệu như rát, đau nhức vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân như: đau rát, nhức vùng sắp mọc tổn thương da, mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch.

Sau vài ngày hình thành các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt. Khoảng 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (giống như chùm nho). Lúc này các mụn nước mọc rải rác hoặc thành dải xung quanh mắt, mi mắt, người bệnh sẽ có cảm giác bị mỏi mắt, mờ mắt, đau nhức mắt, thậm chí một vài bệnh nhân có cảm giác bị tê liệt khi bệnh phát triển nặng. Về sau các mụn nước này đục, vỡ, xẹp và để lại sẹo nếu trường hợp bị nhiễm khuẩn.

Những biến chứng của zona thần kinh ở mắt

Bệnh zona thần kinh xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như ở mặt, ở cổ, lưng nhưng zona ở mắt được xem là nguy hiểm nhất và cần phải hết sức đề phòng. Vì khi virus zona ảnh hưởng tới các dây thần kinh tại mắt sẽ gây tổn thương trực tiếp tới giác mạc, thị lực, mắt bị khô, để lại những vết sẹo ở mí mắt hoặc dưới giác mạc, sụp mí mắt, bội nhiễm, tắc tuyến sụn giác mạc.

Bệnh nhân bị zona thần kinh ở mắt

Khi bệnh nhân bị zona thần kinh ở mắt nếu không được chữa trị kịp thời, đúng, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử giác mạc, để lại sẹo vĩnh viễn. Ngoài ra, nó có thể gây nên liệt dây thần kinh mắt. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, bởi có thể dẫn đến mù mắt vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, Zona cũng có thể dẫn đến sưng, phù giác mạc, gây tăng nhãn áp. Và gây ra các biến chứng đau tai, tê liệt và mất cảm giác trên mặt, mất vị giác. Đối với những người cao tuổi bị zona thần kinh mắt có thể gây ra những biến chứng như: làm tăng nguy cơ bị tai biến, viêm màng não. Để tránh những biến chứng đáng tiếc bạn cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để việc điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-zona-than-kinh-o-mat-body-2

Cách điều trị zona thần kinh ở mắt

Khi bệnh nhân có các triệu chứng trên và nghi ngờ bị zona mắt tốt nhất khám ở chuyên khoa da liễu để được điều trị càng sớm càng tốt.

Để ngăn chặn sự phát triển của virus là dùng các loại thuốc kháng virus. Dùng thuốc bôi ngoài da hay uống và liều dùng như thế nào điều do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh hoặc người nhà không tự chẩn đoán, tự động mua thuốc điều trị.

Bên cạnh điều trị căn nguyên (ức chế virus) cần dùng các thuốc chống viêm (alpha choay...), chống ngứa (loratadin...), giảm đau (paracetamol...) và thuốc sát khuẩn (betadine...) nhằm mục đích chống bội nhiễm vi khuẩn.

Cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm bệnh Zona

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm nêu trên, trong quá trình điều trị và chăm sóc tại nhà người bệnh cần hết sức lưu ý. Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị hợp lý theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt, chăm sóc phù hợp để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả chữa trị bệnh.

Những thực phẩm không nên ăn: Người mắc bệnh zona nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Chất béo: Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trầm trọng và các vết thương do bệnh zona gây ra lâu lành hơn. Vì vậy, người bệnh nên kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào...
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia, vì rượu, bia sẽ làm ngăn chặn hệ miễn dịch khiến vi rút của bệnh zona lây lan nhanh hơn.
  • Thực phẩm giàu axit amin arginine: Theo nhiều nghiên cứu các loại thực phẩm này khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi rút bệnh zona. Do đó trong suốt quá trình điều trị, người bệnh zona cần phải kiêng ăn các loại hạt cây, các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, socola, bột yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì trắng và gelatin.
  • Ngũ cốc tinh chế: ngũ cốc tinh chế làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng, đồng thời làm các vết thương lâu lành hơn.

Những thực phẩm nên ăn: Bệnh nhân bị zona thần kinh nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu lysine, giàu kẽm, vitamin C, cam thảo, vitamin B6, B12,...

  • Thực phẩm giàu lysine: Bạn có thể tìm thấy chúng nhiều trong: sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, phomai, thịt gà,... Lysine là axit amin được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng làm giảm sự tăng trưởng của virus; đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin C: Đây là 2 dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể. Chúng hỗ trợ trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Một số thực phẩm gợi ý tốt cho bệnh nhân bị zona là: các loại rau màu xanh lá, cam, dâu tây, các loại thịt đỏ, các loại đậu,...
  • Cam thảo: Cam thảo có công dụng kháng viêm, chống virus,... chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt phòng ngừa bệnh zona tấn công trở lại.
  • Vitamin B6, B12: Người bị bệnh zona nên 3 lần/ngày bổ sung vitamin B6, B12 để giúp hệ miễn dịch vững chắc hơn và ngăn chặn bệnh hữu hiệu. Trong đó các loại như: chuối, khoai lang và khoai tây, sò, gan, cá, ngũ cốc, cá ngừ, cá, sữa và sữa chua,... là những thực phẩm giàu 2 nhóm vitamin này bạn nên chú ý sử dụng.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-zona-than-kinh-o-mat-body-3

Những điều cần lưu ý đối với bệnh Zona

  • Cần phải luôn chăm sóc và giữ gìn tổn thương trên da.
  • Khi bị zona bệnh nhân tránh gãi, gây trầy xước các nốt ban zona.
  • Cần phải rửa tay khi chạm vào các nốt ban zona, người bệnh có thể tắm rửa bình thường, nhưng không chà xát trực tiếp xà phòng lên vùng da bị bệnh.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không được bôi bất cứ chất gì lên da nếu không được sự chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da...
  • Đối với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc hệ miễn dịch kém nên tránh tiếp xúc da – da.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Nếu trường hợp các triệu chứng của bệnh nhân có xu hướng tồi tệ hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Bệnh zona có lây qua đường hô hấp không?
  • Những điều cần kiêng kị khi mắc zona thần kinh
  • Cẩn trọng khi bị zona ở mắt