Những điều cần biết về bệnh viêm gân xương bánh chè

Viêm gân xương bánh chè là tổn thương thường gặp có thể do chấn thương gối hoặc dễ gặp ở những người mắc bệnh lý xương khớp mãn tính. Tình trạng này thường gây ra những chấn thương, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Sau đây là những điều cần biết về bệnh viêm gân xương bánh chè.

Những điều cần biết về bệnh viêm gân xương bánh chè Những điều cần biết về bệnh viêm gân xương bánh chè

Viêm gân xương bánh chè là tổn thương thường gặp có thể do chấn thương gối hoặc dễ gặp ở những người mắc bệnh lý xương khớp mãn tính. Tình trạng này thường gây ra những chấn thương, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Sau đây là những điều cần biết về bệnh viêm gân xương bánh chè.

Viêm gân xương bánh chè là gì?

Xương bánh chè chính là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối. Nó có thể chuyển động lên và xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là giúp cho chân đi lại và đứng thẳng bằng cách làm giảm áp lực lên khớp xương đầu gối. Xương bánh chè được liên kết với các xương và mô khác ở khớp gối bằng gân xương bánh chè. Gân xương bánh chè được tạo thành từ các sợi cơ bền và dai nên rất khỏe, làm nhiệm vụ giúp duỗi thẳng cơ đùi và bắp chân khi đá bóng, đạp xe và nhảy lên. Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm.

Những triệu chứng của viêm gân xương bánh chè

Khi bị viêm gân xương bánh chè người bệnh thường gặp những biểu hiện như:

  • Cảm thấy cơn đau (đột ngột hoặc âm ỉ) ở gân xương bánh chè mỗi khi vận động thể dục.
  • Đau đớn nặng thêm khi đi lên hoặc đi xuống cầu thang và về đêm gây khó ngủ.
  • Tê cứng và khó cử động khớp gối, khớp sẽ phát ra tiếng kẽo kẹt khi co duỗi.
  • Sưng tấy, đỏ, và cảm thấy nóng vùng bị tổn thương sẽ xuất hiện.
  • Bệnh viêm gân xương bánh chè không gây đau ở hai bên và trực tiếp trên đầu gối mà cơn đau thường xuất phát từ bên trong khớp.
HoiBenh.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-gan-xuong-banh-che-body-2
Tê cứng và khó cử động khớp gối

Nguyên nhân gây ra viêm gân xương bánh chè

Các nguyên nhân gây ra viêm gân xương bánh chè bao gồm:

  • Sử dụng đầu gối quá nhiều trong các hoạt động thể thao đòi hỏi chạy nhảy lặp lại liên tục và va chạm đầu gối nhiều như bóng rổ, bóng đá và bóng chuyền. Điều này gây ra các vết rách nhỏ ở gân, có thể viêm gân.
  • Thừa cân gây áp lực lên xương bánh chè bị nâng lên, mất cân bằng cơ và hông, chân, đầu gối hoặc bàn chân không thẳng hàng.

Những ai có nguy cơ mắc viêm gân xương bánh chè?

Bệnh thường xảy ra ở vận động viên hoặc những người chơi thể thao, thích vận động. Khi khớp gối phải vận động liên tục, kéo dài, hoặc người chơi chưa khởi động không kỹ trước khi chơi thể thao.

Ngoài ra, các yếu tố chấn thương và dễ gặp ở người có bệnh lý hệ cơ xương khớp mãn tính như gút, viêm khớp. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên và có đặc điểm giải phẫu bất thường như xương bánh chè lên cao, chân lệch trục... Hoặc những người có thể trạng quá béo, tình trạng hai chân không khỏe bằng nhau dẫn đến sự quá tải ở một chân.

Điều trị viêm gân xương bánh chè như thế nào?

HoiBenh.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-gan-xuong-banh-che-body-3
Chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định các mô và xương

Để chẩn đoán hội chứng bệnh, bác sĩ có thể thực hiện khám lâm sàng bằng cách xác định vị trí tổn thương. Để có thể kết luận chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp xét nghiệm chuyên biệt như:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí xương, nhưng khó để xác định các mô.
  • Chụp CT: Chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định các mô và xương, tuy nhiên chụp CT có thể khiến bệnh nhân phơi nhiễm phóng xạ nhiều hơn X-quang.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ) để đánh giá thấu đáo (MRI), siêu âm khớp gối.

Các phương pháp điều trị đầu tiên là nghỉ ngơi, luyện tập làm khỏe cơ tứ đầu đùi và chườm đá. Nên luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như thể dục nhịp điệu sẽ không gây va chạm như bơi lội hoặc máy tập thể dục hình elip. Các bài tập kéo căng cơ hông, cơ gân kheo, cơ bắp chân và dải chậu chày cũng có thể giúp ích.

Bên cạnh đó, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê toa như ibuprofen hoặc naproxen cũng sẽ giúp bệnh nhân giảm sưng và giảm đau. Các thuốc này có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và nên được dùng sau bữa ăn. Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc vết loét chảy máu nên kiểm tra trước với bác sĩ trước khi dùng các thuốc này.

Những liệu pháp vật lý trị liệu (siêu âm, sóng ngắn, laser,...) xoa bóp, tăng vận động cơ, kéo dài cơ cũng có tác dụng tốt. Việc thay đổi giầy dép thích hợp cho việc phân bố trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp các triệu chứng đỡ hơn.

Với những trường hợp có biến chứng đứt gân, hoặc điều trị nội khoa kéo dài không kết quả sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Phòng bệnh viêm gân bánh chè

Để giảm nguy cơ phát triển viêm gân bánh chè bạn nên tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Không chơi thể thao khi đau đớn, nếu môn thể thao gây ra đau đầu gối bạn cần nghỉ ngơi, chườm đá vào vùng đau và thử loại tập thể dục khác nhẹ nhàng hơn cho đến khi cơn đau biến mất.
  • Tăng cường cơ bắp, việc tăng cường cơ tứ đầu sẽ giúp có thể xử lý khối lượng đặt vào nó. Tăng cường các bài tập đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị các vấn đề gân.
  • Nên tập luyện đúng cách, trước khi chơi thể thao phải khởi động kỹ càng từ 10 – 15 phút.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về viêm gân xương bánh chè. Hi vong sau các chia sẻ này bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết để phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

  • 4 cách giảm đau khi bị sưng đầu gối hiệu quả
  • Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?
  • Tại sao lại bị đau khớp gối khi leo xuống cầu thang?