Những điều cần biết về bệnh viêm gan A

Viêm gan siêu vi A hay còn gọi tắt là viêm gan A, là bệnh do virus viêm gan A gây ra, làm tổn thương các tế bào ở mô gan, dẫn đến giảm chức năng hoạt động của gan. Vậy bệnh viêm gan A có nguy hiểm không? Hãy cùng HoiBenh hiểu rõ hơn về bệnh qua những thông tin được cung cấp dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh viêm gan A Những điều cần biết về bệnh viêm gan A

Viêm gan siêu vi A hay còn gọi tắt là viêm gan A, là bệnh do virus viêm gan A gây ra, làm tổn thương các tế bào ở mô gan, dẫn đến giảm chức năng hoạt động của gan. Vậy bệnh viêm gan A có nguy hiểm không? Hãy cùng HoiBenh hiểu rõ hơn về bệnh qua những thông tin được cung cấp dưới đây.

1. Viêm gan A lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan A lây qua đường nào là thắc mắc của nhiều người. Bệnh chủ yếu lây qua các đường sau:

  • Đường tiêu hóa: người lành tiếp xúc với phân của người bệnh thông qua thức ăn, nguồn nước bị nhiễm bẩn; ăn hải sản vỏ cứng được nuôi hoặc sinh sống ở vùng nước bị nhiễm virus và không được nấu chín.
  • Tiếp xúc và có quan hệ thân mật với người bị bệnh.
  • Có quan hệ tình dục (đồng giới hoặc khác giới) với người nhiễm bệnh.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-gan-a-body-1
Virus viêm gan A lây qua đường tiêu hóa

2. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm gan A

Khi nhiễm virus viêm gan A, người bệnh sẽ có một số triệu chứng sau trong vòng 4 tuần đầu tiên:

  • Mệt mỏi, sốt.
  • Chán ăn, giảm cảm giác ngon miệng, thậm chí là buồn nôn, ói.
  • Nước tiểu có màu sẫm.
  • Da và phần lòng trắng ở mắt bị vàng.
  • Vùng hạ sườn phải đau khi ấn vào.
  • Phân có màu nhạt và lỏng so với bình thường.

Các triệu chứng trên thường kéo dài trong 2 tháng, hoặc có thể lên đến 6 tháng. Bệnh cũng có thể không biểu hiện rõ ràng ở một số người bị nhiễm virus, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi.

3. Viêm gan A có nguy hiểm không?

Trong môi trường nhiệt độ phòng, virus viêm gan A tồn tại khắp nơi. Khi người bệnh nhiễm virus, thời gian ủ bệnh là khoảng 30 ngày.

Khi nhận thấy có một số dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ bị nhiễm virus viêm gan A, người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để xác định có mắc bệnh hay không. Bằng cách khám da và mắt, khám bụng hoặc siêu âm để xác định kích thước gan, sau đó là xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng hoạt động gan, từ đó có cơ sở chính xác để xác định loại virus gây ra bệnh.

Sau khi phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng biến mất, người bệnh có thể tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tháng. Do viêm gan A là bệnh nhiễm trùng cấp tính nên thời gian mắc bệnh sẽ không kéo dài quá 6 tháng. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân sau 6 đến 9 tháng thì tái phát bệnh.

Trong một số ít trường hợp, thường thì hiếm gặp, người bệnh có thể tiến triển nặng thành viêm gan cấp tính, dẫn đến hôn mê, xuất huyết, gan bị teo... do đó cần được thăm khám và theo dõi kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng.

4. Các biện pháp phòng ngừa viêm gan A

4.1 Tiêm phòng viêm gan A

Hiện nay, tiêm phòng viêm gan A giúp phòng ngừa được bệnh. Vắc xin phòng bệnh viêm gan A được khuyến cáo tiêm cho trẻ em và cả người lớn, đặc biệt là những người chưa được tiêm phòng và có nguy cơ mắc bệnh cao.

Trẻ em từ 12 tháng tuổi có thể được tiêm liều vắc xin viêm gan A đầu tiên, sau đó cách nhau 6 tháng hoặc 1 năm (tùy loại) thì tiêm lại mũi thứ 2 và cũng là mũi cuối cùng.

Những người mắc bệnh gan mãn tính, hoặc đang làm việc trong các phòng thí nghiệm, có liên quan đến vắc xin cũng cần được tiêm phòng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-gan-a-body-2
Tiêm ngừa vắc xin viêm gan A để phòng bệnh

Tuy nhiên, cần cân nhắc hoặc hoãn tiêm phòng viêm gan A khi có phản ứng với thành phần của vắc xin, hoặc với mũi vắc xin đầu tiên. Người đang bị bệnh, phụ nữ đang mang thai cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Sau khi tiêm, cần theo dõi phản ứng như sốt hoặc có thay đổi bất thường về hành vi nào không. Phản ứng nặng với thuốc sẽ có biểu hiện dị ứng như chóng mặt, mạch đập nhanh, da tái, nổi mề đay, khó thở và thở khò khè, giọng khàn.

4.2 Các biện pháp khác

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, không ăn các thực phẩm bị nhiễm bẩn, không an toàn vệ sinh thực phẩm, các thực phẩm sống, hạn chế sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng đến men gan.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể và bảo vệ vệ sinh cho người khác. Không sử dụng chung vật dụng sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong ăn uống.

5. Bệnh viêm gan A có điều trị được không?

Bệnh có thể tự khỏi hoàn toàn mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bệnh được khuyên nên nghỉ ngơi và sử dụng thuốc hỗ trợ trị ói, tiêu chảy nếu cần.

Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp ghép gan, tránh để lâu dẫn đến suy gan cấp.

Khác với viêm gan B hoặc viêm gan C, bệnh viêm gan A không tiến triển sang giai đoạn mãn tính và thường không để lại tổn thương dai dẳng hay vĩnh viễn.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu, mỡ và đường, đồng thời tăng cường sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa.

Xem thêm:

  • 10 câu hỏi "xoáy" về bệnh viêm gan
  • Xét nghiệm viêm gan B bằng nước tiểu
  • Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?