Những điều cần biết về bệnh ung thư hạch

Bệnh ung thư hạch khi xuất hiện thường có các triệu chứng không rõ ràng chính vì thế nhiều người thường nhầm tưởng thành bệnh thông thường khác mà chủ quan không đi kiểm tra để kịp thời phát hiện bệnh. Chính vì sự nguy hiểm của nó mà cần phải có những kiến thức căn bản để nhằm phát hiện sớm để có phương pháp điều trị cụ thể.

Những điều cần biết về bệnh ung thư hạch Những điều cần biết về bệnh ung thư hạch

Ung thư hạch là gì?

Ung thư hạch là 1 dạng ung thư xảy ra tại tế bào lympho. Đây chính là các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch nằm ở trong tủy xương, lá lách, hạch bạch huyết và các bộ phận khác. Chúng thay đổi nhanh đến mức độ mất kiểm soát. Ung thư hạch thường gặp hai loại: u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin.

Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời đến khi dẫn tới di căn thì người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm. Một số di căn có thể xảy ra ở lách sưng to, gan, tắc ruột, cản trở hệ thống tiêu hóa gây ra chảy máu đường ruột, tràn dịch màng phổi và gãy xương. Đặc biệt, khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối thì tế bào ung thư có thể sẽ di căn đến hệ thống thần kinh. Một số người bị đau thần kinh sọ hoặc là bị nén cột sống.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ung-thu-hach-body-1

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hạch

Yếu tố di truyền

Một thủ phạm không thể bỏ qua gây ra bệnh ung thư hạch bạch huyết đó là yếu tố di truyền từ các thành viên mắc bệnh trong gia đình. Những người có người thân như bố, mẹ mắc phải căn bệnh ung thư hạch sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh so với người bình thường khác.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng, bởi vì không phải tất cả các trường hợp đều mắc bệnh, nếu như bạn có chế độ tập luyện tích cực và đúng cách sẽ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Môi trường sống

Ô nhiễm môi trường cũng là 1 nguyên nhân phổ biến bắt nguồn cho các căn bệnh, trong đó là bệnh ung thư hạch. Những người thường xuyên phải sống ở trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với các dung môi hữu cơ thuốc nhuộm quá mức, đã tiếp nhận những liệu pháp điện hay tiếp xúc thường xuyên với bức xạ ... cũng có nguy cơ lây nhiễm virus và gây nên ung thư hạch.

Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm tóc, phụ gia thực phẩm... cũng được xác nhận có liên quan tới căn bệnh này.

Hệ miễn dịch

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp làm ngăn ngừa và phòng chống bệnh tật rất hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc người có sức khỏe yếu và hệ thống miễn dịch suy giảm thì càng dễ dàng mắc phải ung thư hạch. Nguyên nhân do lúc này số lượng các tế bào bạch cầu khỏe mạnh quá yếu để chống lại số lượng lớn những tế bào đã biến đổi.

Chế độ ăn

Một chế độ ăn không khoa học trong thời gian dài hay quá nhiều protein và quá ít vitamin... cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư hạch.

Theo đó, những thói quen xấu trong ăn uống sẽ tạo ra axit hóa quá mức, giảm toàn bộ chức năng của cơ thể, gây ra suy thận, suy gan, làm chậm lại sự lưu thông và giúp trao đổi chất trong cơ thể, gây ra sự tích lũy tế bào mô lympho và giúp chuyển biến sang ung thư...

Nhiễm các vi rút nguy hiểm

Khi cơ thể người bệnh nhiễm các vi rút nguy hiểm như vi rút HTLV, EBV, HIV/AIDS, ... cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư hạch. Trong các trường hợp này, mỗi người cần xây dựng cho mình 1 lối sống lành mạnh, giữ gìn sức khỏe tốt sẽ góp phần giúp đẩy lùi bệnh ung thư.

Các triệu chứng của bệnh ung thư hạch

Các triệu chứng của bệnh ung thư hạch thường bị xem nhẹ. Khi bạn nổi 1 khối u cứng trên cơ thể, mặc dù không đau không ngứa, nhưng cũng không nên xem nhẹ triệu chứng này, bởi vì đây có thể là biểu hiện của ung thư hạch.

Nguồn gốc của bệnh ung thư hạch là do các khối u ác tính ở hạch bạch huyết hoặc là các tổ chức hạch gây nên, đây là 1 trong những khối u thường gặp trong 10 khối u ác tính.

Có nhiều triệu chứng lâm sàng do bệnh lý Lymphô không Hodgkin gây nên như

  • Nổi hạch: 1 hoặc nhiều hạch tại cổ, nách hoặc bẹn phình to lên nhưng không gây đau. Hạch Lymphô to lên có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính nhưng thường gặp khi có tình trạng viêm nhiễm hoặc có rối loạn lành tính khác. 2/3 các trường hợp hạch to không có nguyên nhân rõ ràng hoặc là chỉ do bệnh lý đường hô hấp trên.
  • Sụt cân không giải thích được.
  • Sốt, các cơn sốt trở lại thường xuyên kèm kéo dài
  • Ho, khó thở hay đau ngực.
  • Mệt mỏi và suy kiệt kéo dài
  • Vùng bụng đau, phình ra hoặc là có cảm giác đầy bụng.
  • Tuyến bạch huyết sưng lên
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Mất cảm giác ngon miệng

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: bất cứ ai có các triệu chứng lâm sàng kể trên mà không mất đi sau hai tuần, phải đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ung-thu-hach-body-2

Triệu chứng toàn thân

Ung thư hạch xuất hiện những triệu chứng như sốt, ngứa, ra mồ hôi trộm và sụt cân vào thời điểm ở trước khi hạch sưng to hoặc là cùng lúc hạch sưng to. Nếu như không rõ nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng trên, có thể tiến hành xét nghiệm máu thông thường để nhằm kiểm tra ung thư hạch.

Hạch bạch huyết sưng to

Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh ung thư hạch, khối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, với bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hay giống như phần cứng ở chóp mũi.

Biểu hiện thường thấy nhất là hạch sưng to ở quanh phần cổ và phần xương thượng đòn. Khi hạch bạch huyết sưng to, có thể tiến hành làm các sinh thiết. Thường chọn các hạch bạch huyết ở vùng dưới cổ hoặc là vùng nách. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu trong việc chẩn đoán ung thư hạch.

Biến đổi làn da

Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có 1 loạt các biểu hiện về da như mụn nước, mưng mủ, ban đỏ,... Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khiến khả năng miễn dịch giảm, nên da bị nhiễm trùng thường lở loét và tiết dịch.

Khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng ở trên, chưa chắc đã bị ung thư hạch nhưng bạn cần phải đến ngay bệnh viện để có các chẩn đoán chi tiết. Nếu như chẩn đoán chính xác là bị ung thư hạch, cần phải chữa trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các giai đoạn của bệnh ung thư hạch

Ung thư hạch được phân chia thành bốn giai đoạn dựa vào vị trí cũng như mức độ phát triển của bệnh.

  • Giai đoạn 1: Bệnh được phát hiện trong 1 nút bạch huyết hoặc các vùng cơ thể
  • Giai đoạn 2: Tổn thương xuất hiện từ hai vùng hạch, cấu trúc hạch nhưng ở 1 phía cơ hoành
  • Giai đoạn 3: Tổn thương xảy ra ở các vùng hạch, cấu trúc hạch ở cả 2 phía của cơ hoành
  • Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư đã di chuyển bên ngoài các hạch bạch huyết và xâm chiếm 1 bộ phận cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư hạch

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch lymphô vùng cổ, nách, bẹn đồng thời tiến hành kiểm tra vùng bụng để xem gan lách có to ra hay không.
  • Xét nghiệm máu: cần chú ý kết quả Lactate Dehydrogenase vì đây là 1 chất sẽ tăng cao nếu bệnh diễn biến nặng.
  • Chụp X quang ngực
  • Siêu âm
  • Sinh thiết hạch: bác sĩ sẽ mổ lấy trọn hạch hoặc một phần hạch và gửi thử giải phẫu bệnh.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ung-thu-hach-body-3

Các phương pháp điều trị khi mắc ung thư hạch

Phác đồ điều trị ung thư hạch bạch huyết sẽ tùy thuộc vào loại u lympho, mức độ ác tính, thể trạng và mong muốn bệnh nhân. Một vài loại u lympho tiến triển rất chậm. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân trì hoãn, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe.

Các phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết phổ biến là:

  • Phẫu thuật: Chỉ dùng để sinh thiết chẩn đoán và ít được sử dụng trong điều trị, trừ 1 số trường hợp như liên quan đến đường tiêu hóa. Phương pháp này chỉ dùng để chẩn đoán bệnh, sinh thiết và không được các bác sĩ chỉ định trong cách thức điều trị
  • Hóa trị liệu: thường truyền qua đường tĩnh mạch, tuy nhiên cũng có loại được uống dạng thuốc viên.
  • Liệu pháp dùng thuốc: thuốc theo liệu pháp hệ miễn dịch sẽ sử dụng hệ miễn dịch của người bệnh để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Xạ trị liệu: xạ trị sử dụng những chùm tia năng lượng mạnh như tia X-quang và protons để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Ghép tủy: ghép tủy thường kết hợp với hóa trị liều cao và xạ trị. Tế bào tủy xương khỏe mạnh trong cơ thể người bệnh hay từ người hiến tặng được truyền vào trong máu của bệnh nhân. Chúng sẽ di chuyển tới các xương và tái tạo lại tủy xương.

Với các trường hợp phát hiện ở trong giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị thành công là tương đối cao. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh vẫn có thể tái phát nên bệnh nhân cần phải tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ.

Với các trường hợp u hạch giai đoạn cuối, u hạch không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể sống được từ 6 tháng đến 1 năm. U hạch trong giai đoạn này đã phát triển mạnh, thậm chí còn di căn nên các phương pháp điều trị như phẫu thuật ngoại khoa, xạ trị hay hóa trị thường không có hiệu quả cao. Bệnh nhân có thể kết hợp uống thuốc đông y để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vấn đề này cần lưu ý hỏi bác sĩ để nhận được cách điều trị đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

  • Ung thư hạch có chữa được không?
  • Đau ngực, nổi hạch ở nách có phải dấu hiệu của bệnh ung thư?
  • Những điều nên biết về ung thư hạch bạch huyết