Những điều cần biết về bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
Khi nhắc đến tự kỷ nhiều người nhầm tưởng rằng đó là bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, thực tế tự kỷ có thể tồn tại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là thanh thiếu niên. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên.
Những điều cần biết về bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
Khi nhắc đến tự kỷ nhiều người nhầm tưởng rằng đó là bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, thực tế tự kỷ có thể tồn tại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là thanh thiếu niên. Đây là đối tượng đang trong giai đoạn thay đổi tâm sinh lý, phải chịu nhiều áp lực trong học tập, các mối quan hệ xung quanh. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên.
1. Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên là gì?
Tự kỷ là chứng bệnh liên quan đến rối loạn phát triển tâm lý khiến cho người bệnh trở nên ngại giao tiếp, sống khép kín, có những biểu hiện bất thường trong quan hệ xã hội.
Chứng tự kỷ ở thiếu niên khó phát hiện hơn so với ở trẻ nhỏ. Người bệnh thường có cảm giác buồn bã, bị cô lập hoặc cảm thấy bị chối bỏ, họ thường thu mình vào thế giới riêng, tránh tiếp xúc với mọi người. Bệnh tự kỷ không những ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi người bệnh mà còn tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe.
2. Những dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở thiếu niên
Biểu hiện của bệnh tự kỷ là khác nhau ở mỗi cá nhân, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết chứng tự kỷ ở tuổi thiếu niên được liệt kê dưới đây:
- Khó khăn trong giao tiếp xã hội
- Gặp vấn đề trong việc thiết lập mối quan hệ bạn bè
- Nhạy cảm quá mức
- Cảm giác buồn rầu, trống trải
- Thường hay cáu gắt, khó chịu, giận dữ dù là vấn đề nhỏ nhặt
- Khó khăn trong việc bày tỏ, chia sẻ cảm xúc
- Giao tiếp bằng mắt kém
- Có sự lo lắng quá mức với những tình huống bình thường
- Thất vọng, tự trách bản thân về những thất bại trong quá khứ
- Không quan tâm đến mọi người xung quanh
- Gặp vấn đề trong việc suy nghĩ, ghi nhớ, xử lý tình huống
- Có ý nghĩ về cái chết
Trong hành vi, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở lứa tuổi thanh thiếu niên bao gồm:
- Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
- Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
- Học tập kém hiệu quả, tiếp thu chậm
- Có sự lặp đi lặp lại của một số hành vi
- Suy nghĩ, cử động cơ thể thường chậm chạp
- Không quan tâm đến ngoại hình
- Cô lập bản thân với xã hội bên ngoài
- Tự làm tổn thương bản thân, có ý định tự tử
3. Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên do những nguyên nhân nào?
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính gây bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên, nhưng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chứng bệnh này
- Thay đổi nội tiết tố: Thanh thiếu niên ở giai đoạn dậy thì có những biến đổi về nội tiết tố trong cơ thể gây ra những thay đổi về tâm sinh lý, gia đình cần theo dõi để kịp thời phát hiện những bất thường của trẻ.
- Di truyền: nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tự kỷ xuất hiện nhiều hơn ở những người có người thân từng mắc bệnh này.
- Những trải nghiệm đau thương trong quá khứ: Những kí ức đau đớn thuở nhỏ gây nên những vết thương tâm lý cho trẻ như gia đình đổ vỡ, bị lạm dụng, đánh đập, nỗi đau mất người thân,...
- Thói quen suy nghĩ tiêu cực: nhiều trẻ duy trì những suy nghĩ bi quan, thất vọng khi đối diện với những tình huống xảy ra không như mong muốn: Điểm số thấp, bị bố mẹ, thầy cô la mắng, tranh cãi với bạn bè, bị chê cười,...
4. Biện pháp giúp quản lý hành vi ở trẻ tự kỷ tuổi thanh thiếu niên
Người lớn cần có những phương pháp tiếp cận phù hợp để giúp trẻ thoát khỏi những gánh nặng tâm lý:
- Cần bình tĩnh, nhẹ nhàng tiếp cận khi trò chuyện cùng trẻ.
- Cần cho trẻ không gian riêng tư, nhưng không hoàn toàn tách biệt khỏi gia đình.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mạng xã hội, nên khuyến khích để trẻ dành thời gian gặp mặt trực tiếp với mọi người.
- Lên kế hoạch cho những hoạt động vui chơi, giải trí, chia sẻ kế hoạch đó với trẻ để cùng thảo luận, lên ý tưởng.
- Nói chuyện nhiều hơn với trẻ thông qua các hoạt động như đi bộ, lái xe, tránh ngồi nói chuyện trực tiếp trước mặt.
- Sử dụng lời khen tinh tế, vì trẻ tự kỷ thường có xu hướng dễ tự ti, lời khen chân thành, đúng lúc sẽ giúp trẻ cởi mở, tự tin hơn.
Bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên khó nhận biết bởi người bệnh bị hạn chế trong khả năng giao tiếp, chia sẻ thông tin. Vì vậy vai trò của gia đình, bạn bè là rất quan trọng, giúp cho bệnh nhân điều chỉnh hành vi phù hợp, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
- Trẻ em bị bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu nguyên nhân và bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
- Giải đáp thắc mắc bệnh tự kỷ có chữa được không?