Những điều cần biết về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh đang khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải, nam nữ hay người già thậm trí là trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì và cách điều trị như thế nào? Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là sự sưng viêm các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn, ở trạng thái bình thường c...
Những điều cần biết về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh đang khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải, nam nữ hay người già thậm trí là trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì và cách điều trị như thế nào?
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là sự sưng viêm các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn, ở trạng thái bình thường các mô này sẽ hỗ trợ kiểm soát phân thải ra. Khi hậu môn hoạt động kém, máu không lưu thông được khi đến đây làm ứ đọng, các tĩnh mạch bị dãn và phình ra và gây ra bệnh trĩ. Tuy nhiên, có nhiều người vì tâm lý xấu hổ nên để tới khi bệnh nặng mới tìm cách điều trị nên phương pháp điều trị thường khó, thời gian điều trị cũng phải kéo dài.
Những đối tượng hay mắc phải bệnh trĩ?
Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở dân văn phòng, phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh con, những người ngồi nhiều và ít vận động, bị táo bón kinh niên và những người thích ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh... Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng luôn gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Vậy nguyên nhân bệnh trĩ từ đâu?
Do mang thai và sinh con
Áp lực lên bụng được tăng lên trong khi mang thai làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn, và những cố gắng trong khi sinh con cũng gây nhiều áp lực, sức căng lên các tĩnh mạch này. Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ xảy ra trong giai đoạn mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh con.
Do căng thẳng, ít vận động
Khi bạn bị áp lực căng thẳng tinh thần quá mức làm tăng huyết áp, và do đó huyết áp được tăng xung quanh khu vực hậu môn, gây ra trĩ. Hoặc do bạn ngồi lâu không vận động làm cho vùng chậu, cụ thể là hậu môn và trực tràng bị áp lực lớn làm cho máu không được lưu thông đến hậu môn và những vùng xung quanh dẫn đến tích tụ tại hậu môn, các tĩnh mạch không được lưu thông lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành các búi trĩ.
Do bị táo bón lâu ngày
Táo bón là hiện tượng hệ tiêu hóa có vấn đề khiến phân khô cứng khó di chuyển trong đường ruột, khi bị táo bón bạn thường cố gắng hết sức để đẩy phân ra ngoài khiến cho toàn bộ vùng chậu, hậu môn, trực tràng phải chịu áp lực lớn. Điều này sẽ khiến cho vùng hậu môn của bạn bị tổn thương, làm các tĩnh mạch phình to hơn, sưng viêm rất đau và từ đó hình thành nên các búi trĩ
Chế độ ăn uống không hợp lý
Khẩu phần ăn của mỗi người đều cần phải có đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có thể thu nạp thông qua có trái cây và rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, đỗ... Nhưng thực đơn hàng ngày của bạn có quá nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh và những chất kích thích mà không đủ lượng chất xơ, rau xanh cần thiết sẽ khiến cho bạn có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ rất cao
Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ
Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh cơ thể, nhất là vùng hậu môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn tấn công hậu môn sẽ làm cho hậu môn bị bẩn, dẫn đến tình trạng sưng phồng và dễ tổn thương.
Mất nước
Hàng ngày, nếu bạn không cung cấp đủ 2 lít nước cơ thể của bạn sẽ bị mất nước trầm trọng và gây ra nguy cơ bị táo bón. Chính vì thế, công việc đơn giản nhất của bạn là chỉ cần uống đủ lượng nước kể cả khi bạn không thấy khát, việc uống đủ nước không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ mà nó còn rất tốt cho cơ thể.
Thiếu vận động
Một lối sống ngồi nhiều, ít vận động có thể làm cho bạn dễ bị bệnh trĩ. Ngoài ra, ngồi nhiều sẽ gây nhiều áp lực lên vùng trực tràng. Chính vì vậy, sau mỗi ngày làm việc vất vả bạn hãy tự thưởng cho mình những giờ phút giải trí, thư giãn sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, các hệ tuần hoàn máu sẽ hoạt động không bị tích tụ. Giảm bớt nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Nên điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân gặp phải mà sẽ có hướng điều trị thích hợp:
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa :
Phương pháp điều trị bày áp dụng khi các búi trĩ còn nhỏ, bệnh nhân chảy máu còn ít. Sẽ kết hợp các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ tĩnh mạch, nhuận tràng, thuốc bôi, thuốc đặt... có tác dụng giảm đau, viêm sưng, phù nề. Hay các loại thuốc, kem bôi ngoài, mỡ bôi trị trĩ, viên đạn đặt vào thành hậu môn. Các loại thuốc này có tác dụng cho tĩnh mạch, làm co thắt các búi trĩ, kháng viêm, kháng sinh, nhuận tràng, giảm đau đớn, sưng viêm,... Ngoài ra còn có thể điều trị bằng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, thuốc nam theo cách điều trị của dân gian. Phương pháp này cần sự kiên trì của người bệnh.
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp điều trị này chỉ áp dụng khi không còn cách lựa chọn nào khác. Phẫu thuật thắt búi trĩ với vòng cao su hay chích xơ, quang đông hồng ngoại. Tiểu phẫu cắt búi trĩ, trĩ vòng, trĩ sa với phương pháp Stapler. Những cách điều trị trên được áp dụng thực hiện cho các trường hợp trĩ nội cuối độ 3 và độ 4, trĩ vòng sa hay trĩ ngoại kèm theo biến chứng. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây đau đớn cho người bệnh, và nguy cơ tái phát hậu phẫu có thể diễn ra.