Những điều cần biết về bệnh sốt rét
Sốt rét là 1 dạng bệnh lý nguy hiểm do ký sinh trùng có tên Plasmodium gây ra. Bệnh có khả năng lây từ người này qua người khác thông qua các vết chích của muỗi Anophen. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, sốt rét có thể lây lan rộng rãi trong cộng đồng, gây nhiều hệ lụy.
Những điều cần biết về bệnh sốt rét
Triệu chứng của bệnh sốt rét
Khi mới mắc bệnh, các biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, cơ thể nhức mỏi, vã mồ hôi, thường xuyên buồn nôn, ói mửa. Các triệu chứng sẽ tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của bệnh nhân và độ nhiễm vi rút sốt rét.
Sốt rét thường có 2 thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.
Sốt rét thể thông thường
Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc phải bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các biểu hiện có thể bao gồm:
- Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run, sốt và vã mồ hôi.
- Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơn, rét, hay ớn lạnh và nổi da gà (ở các bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch), hoặc sốt liên tục và dao động (ở bệnh nhân là trẻ em và người bị sốt rét lần đầu).
- Và các biểu hiện như lá lách phình to, thiếu máu, gan to, người xanh xao, suy nhược.
- Sốt rét ác tính
Đây là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có các biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng người bệnh, với những biểu hiện đặc biệt.
Sốt cao liên tục.
- Rối loạn ý thức nhẹ (ngủ li bì, nói lẩm bẩm, mơ sảng, ...)
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng cấp, ói mửa, buồn nôn.
- Xuất hiện cơn đau đầu dữ dội.
- Cơ thể trở nên thiếu nhiều máu: Da xanh tái, ánh nhìn lờ đờ, niêm mạc nhợt.
Nguyên nhân và cơ chế lây lan bệnh sốt rét
Người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium. Loại ký sinh trùng này gây ra truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu.
Từ đó ký sinh trùng tìm đường vào trong tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, các ký sinh trùng theo đó thoát ra, xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vỡ, sinh sôi ở những tế bào hồng cầu khác. Do đó, mỗi khi hồng cầu bị ký sinh trùng làm vỡ, người bệnh sẽ có các triệu chứng sốt khác nhau.
Từ khi người bệnh bị muỗi Anopen đốt cho đến khi có những triệu chứng lâm sàng đầu tiên được xem là thời gian ủ bệnh của bệnh sốt rét. Thời kỳ ủ bệnh này thường kéo dài từ 9-12 ngày, tùy vào loại ký sinh trùng sốt rét mà người bệnh bị nhiễm.
Các thuốc điều trị bệnh sốt rét
Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét tùy thuộc vào loại ký sinh trùng lây bệnh, tình trạng kháng thuốc và vùng bị nhiễm bệnh.
- Nhóm alkaloid của cây canh ki na (Cinchona Sp. Rubiaceae): quinidin, quinin... có tác dụng diệt thể phân liệt và giao bào trong hồng cầu, thường sử dụng qua đường tĩnh mạch, trong việc điều trị bệnh sốt rét do p.falciparum gây nên ở các vùng đa kháng thuốc.
- Nhóm dẫn chất 4 aminoquinolin: hydroxycloroquin, cloroquin, ... được sử dụng trong phòng ngừa và chữa trị bệnh, có tác dụng diệt thể phân liệt trong hồng cầu của các ký sinh trùng sốt rét.
- Nhóm dẫn chất 8 aminoquinolin: tafenoquin, primaquin, ... được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh, có tác dụng diệt thể phân liệt trong gan của các ký sinh trùng sốt rét.
- Nhóm quinolin methanol: mefloquin, lumefantrin, halofantrin, ... được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh, có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các ký sinh trùng sốt rét.
- Nhóm thuốc antifolates: pyrimethamin, sulfadoxin, proguanil,... có tác dụng ức chế tổng hợp axit folic, là nguyên liệu cần thiết giúp tổng hợp axit nuleic (AND hay ARN) cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng. Nhóm thuốc này có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các ký sinh trùng, nên được sử dụng để phòng ngừa và điều trị BSR.
- Nhóm thuốc kháng sinh: các thuốc kháng sinh tetracyclin, clindamycin, doxyclin có tác dụng diệt thể phân liệt của các ký sinh trùng, thường được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh sốt rét.
- Nhóm thuốc artemisinin: artesunat, arteether, artemether,... là những hoạt chất được chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L. Asteraceae). Nhóm thuốc này có tác dụng diệt thể phân liệt trong máu của các ký sinh trùng sốt rét.
Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh đều là những thuốc kê đơn, có thể gây nên các tác dụng phụ nguy hiểm, nên người bệnh tránh tự ý sử dụng và cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phòng tránh bệnh sốt rét
Đến nay chưa có các loại vắc-xin phòng tránh bệnh. Các biện pháp phòng tránh vẫn chủ yếu là chủ động tại nhà.
Môi trường để ký sinh trùng sốt rét phát triển là khu vực có thời tiết và điều kiện ẩm ướt, không sạch sẽ, nhiều mưa.
Vì vậy, cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn giúp ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được, hãy lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa sổ, cửa ra vào, ...
Phun tồn lưu trong nhà và xịt chống côn trùng, áp dụng các mẹo đuổi muỗi.
Mắc màn cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.
Tìm hiểu và thu thập thông tin tại địa phương mỗi khi dịch sốt rét xuất hiện để có các cách phòng tránh kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện nghi ngờ là sốt rét thì hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, chữa trị kịp thời và ngăn chặn bệnh phát triển.
Xem thêm:
- Trẻ bị sốt rét có nên đắp chăn không?
- Sốt rét, biết càng sớm càng tốt
- Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết