Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh sau khi chào đời mắc các bệnh nhiễm trùng đang ngày một tăng cao; đặc biệt là nhiễm trùng mắt, da và rốn. Tại Việt Nam mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể cho vấn đề này, nhưng theo như Thống kê tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ - Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm tiếp nhận khoảng 7.500 trẻ sơ sinh, trong đó có gần 2.000 trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh. ...

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh sau khi chào đời mắc các bệnh nhiễm trùng đang ngày một tăng cao; đặc biệt là nhiễm trùng mắt, da và rốn. Tại Việt Nam mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể cho vấn đề này, nhưng theo như Thống kê tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ - Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm tiếp nhận khoảng 7.500 trẻ sơ sinh, trong đó có gần 2.000 trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh. Riêng năm 2001, có 58 bệnh nhi tử vong. Tại Khoa Săn sóc tăng cường của Bệnh viện Nhi Đồng 1 ngày nào cũng có trẻ nhiễm trùng sơ sinh nhập viện điều trị. Vì vậy việc chăc sóc, vệ sinh bảo vệ cho 3 bộ phận da, mắt và rốn của trẻ sơ sinh cần được đặc biệt quan tâm.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

Đây là những bộ phận dễ tiếp xúc với mội trường bên ngoài nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh lưu ý những điều dưới đây để có thể chăm sóc toàn diện cho đứa con của bạn.

I. Chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ sơ sinh

Nhăn nheo, đỏ, khô và đầy lông tơ là đặc điểm nổi bật ở làn da của bé sơ sinh. Các bé sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nhưng dấu hiệu trên chứng tỏ sự khỏe mạnh của làn da bé. Vì da em bé sơ sinh rất nhạy cảm nên các bà mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về da, tăng cường tuần hoàn da và giúp sự bài tiết da được dễ dàng hơn đem lại sự thoải mái cho trẻ.

1. Tắm đúng cách

Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi một lớp chất, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, không nên tắm sạch lớp chất ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất này lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sau đó nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách mỗi lần thay tã, đều phải lau rửa mặt mũi cho bé. Khi bé được 1 tháng tuổi, duy trì 2 – 3 ngày tắm cho bé một lần. Việc tắm hàng ngày có thể làm khô da của bé sơ sinh. Để làn da bé không mất nước, cần tắm cho trẻ bằng nước ấm trong vòng 3 – 5 phút. Trước khi tắm, nhớ thử độ ấm của nước bằng cổ tay để đảm bảo nước tắm không quá nóng. Lưu ý không tắm cho trẻ khi trẻ đang hạ thân nhiệt.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

2. Chăm sóc và bảo vệ da

  • Da giúp điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể thích ứng kém với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Khi thời tiết ấm, nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, rộng rãi, bằng vải cotton hay vải tổng hợp là tốt nhất giúp da thông thoáng, dễ thở. Tránh đắp mền cho trẻ nhỏ, nhất là khi trời nóng vì có thể làm cho đứa trẻ bị quá nóng. Vào mùa lạnh, có thể mặc quần áo vải cotton hay vải tổng hợp. Mặc quần áo len bên ngoài lớp quần áo vải cũng tốt, nhưng tránh đừng để len chạm vào da vì có thể làm cho da bị ngứa. Tay chân của trẻ có thể trông như màu xanh đậm và lốm đốm khi trời lạnh; nên bao phủ chân tay của trẻ khi trời lạnh sẽ tránh được tình trạng này.
  • Không nên dùng kem giữ ẩm để chăm sóc da bé trong những tháng đầu. Nếu cần dùng các sản phẩm chăm sóc da, nên đảm bảo chúng là sản phẩm dành cho bé sơ sinh. Làn da của bé cực kỳ nhạy cảm. Các thành phần trong kem dưỡng da người lớn sẽ làm khô, mất nước và rửa trôi hết lớp dầu bảo vệ da bé. Cũng cần tránh phấn rôm vì nó gây hại cho phổi. Nên có sự hướng dẫn, tư vấn từ các Bác sỹ trước khi sử dụng.
  • Nên thay tã thường xuyên cho bé; vùng mông, bẹn là những vùng được quấn tã nên thường xuyên tiếp xúc với enzyme trong chất thải của bé như nước tiểu, phân mà cũng chính là những tác nhân gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé. Vì vậy, nếu chủ quan, quên thay tã sẽ vô tình để da bé tiếp xúc quá lâu với các enzyme trong môi trường ẩm ướt không thoáng khí, không vệ sinh, dễ dẫn đến tình trạng hăm tã hay da bé bị nổi những nốt đỏ, đau rát, gây khó chịu cho bé.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

  • Sau khi bé đi vệ sinh, cần lau rửa da thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, cũng nên có một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm xong. Điều này tránh gây bí ở các kẽ da và vùng nhạy cảm giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.Chú ý khi bé đã bị hăm thì tuyệt đối không dùng phấn rôm hoặc phấn thơm để tránh tình trạng bí da.

II. Chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt cho bé không được thực hiện hàng ngày. Vì vậy cần phải quan tâm, vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh hàng ngày để bảo vệ đôi mắtcủa trẻ luôn khỏe mạnh.

1. Lưu ý cho đôi mắt của trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt. Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối...) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

2. Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là:

  • Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu)
  • Chlamydia trachomatis (trùng roi), bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ
  • Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây ra, chứ không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị.

3. Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh đúng cách

  • Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Lưu ý, bông đừng quá ướt vì nước có thể chảy vào mắt bé gây khó chịu. Ngoài ra, lý do cho việc sử dụng 2 miếng bông khác nhau là để tránh dính ghèn và lây nhiễm vi khuẩn từ mắt này sang mắt kia.
  • Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện; có thể mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

  • Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
  • Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc trẻ đều phải rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở trẻ sơ sinh. Do vậy nếu bà mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị hay điều trị chưa ổn định thì trẻ sinh qua đường dưới thường có nguy cơ viêm kết mạc mắt. Khi thấy mắt trẻ bị sưng hay đổ ghèn thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc cho bé đi khám ngay để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Những sai lầm bố mẹ nên biết khi chăm sóc mắt cho trẻ

III. Chăm sóc và bảo vệ rốn cho trẻ sơ sinh

Rốn của trẻ sơ sinh thường được rụng sau 5 – 7 ngày. Khi chưa liền, rốn là một ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế việc chăm sóc rốn cho bé mới sinh hằng ngày rất quan trọng.

1. Biểu hiện rốn bị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

  • Rốn xuất hiện dịch mủ vàng, rốn có mùi hôi, rốn bị chảy máu, vùng da xung quang rốn bị sưng, trẻ sốt, bỏ bú...
  • Rốn trẻ bị nhiễm trùng nguyên nhân thường là do nhiễm tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột, có một số do bà mẹ không được tiêm vắc xin uốn ván lúc mang thai và chế độ chăm sóc không vô trùng nên trẻ bị uốn ván.
  • Biểu hiện của trường hợp này là rốn chảy mủ và có mùi hôi, có quầng đỏ xung quanh, một số trường hợp bị chảy máu rốn. Bệnh nếu không được điều trị ngay có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng guyết với các biểu hiện như: trẻ ngủ li bì, bỏ bú, sốt hoặc nhiệt độ cơ thể hạ, một số bị viêm cơ thành bụng, hoại tử gân cơ... rất nguy hiểm.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

  • Vì vậy, khi trẻ có bất kì dấu hiệu lạ nào là lúc bạn cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.

2. Tránh làm những điều sau khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

  • Băng rốn quá chặt và kín vì có thể làm rốn bị nhiễm trùng.
  • Bôi hoặc đắp bất kỳ chất gì lên rốn vì vừa có thể gây nhiễm trùng rốn vừa gây ngộ độc (như sái á phiện) hoặc bị ngộ độc thủy ngân do bôi thuốc đỏ. Chỉ dùng các thuốc đã được các bác sĩ chỉ định.
  • Rốn phải bảo đảm được khô (không để nước tiểu, nước tắm... làm ướt rốn)

3. Chăm sóc và vệ sinh rốn trẻ sơ sinh

  • Phải luôn giữ cho rốn trẻ khô dáo, vùng xung quang rốn cần được vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng cho đến khi rụng. Khi rốn bị nhiễm khuẩn bạn hãy dùng gạc hoặc một miếng khăn bằng vải mềm nhúng nước sạch + một chút nước xà phòng để lau nhẹ xung quang rốn trẻ. Tuyệt đối không nên dùng bông gòn khô để lau rốn vì như vậy các sợi bông có thể bị rụng ra và dính ở rốn.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

  • Để đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn nghiêm ngặt sau sinh. Cắt rốn bằng dụng cụ vô trùng, rửa tay trước và sau khi chăm sóc cho trẻ. Để hở rốn, không băng kín bằng băng gạc dày, mặc quần áo sạch sẽ và không quá chật để thuận tiện cho không khí lưu thông. Bạn nên hạn chế sờ vào cuống rốn hoặc vùng xung quanh rốn để tránh lây lan vi khuẩn từ tay sang trẻ. Bạn hãy tháo kẹp rốn khi cuống rốn đã bị khô và teo lại, không cần thiết phải tắm cho trẻ mỗi ngày, chỉ nên lau người hoặc tắm vùng đầu và chân để giữ cho rốn được khô ráo. Không được đắp hoặc bôi bất kì chất hoặc thuốc gì nên rốn trẻ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

III. Các bước tiến hành chăm sóc trẻ toàn diện: da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh (Nguồn: Khoa sơ sinh - Bệnh viện nhi Trung ương)

Chuẩn bị

  • Phòng tắm kín gió, mùa đông có máy sưởi hoặc điều hòa.
  • Nhiệt độ phòng 280C – 300
  • Chậu tắm
  • Khăn tắm, khăn khô, khăn lau người
  • Áo, tã, bỉm, chăn có mũ.
  • Xà phòng tắm dành cho trẻ sơ sinh.
  • Nước sạch, nhiệt độ nước khoảng 370C­ – 380C
  • Bông, gạc, cồn Iode 1%
  • Nước muối sinh lý 9‰
  • Rửa tay
  • Đỡ trẻ lên xoa nhẹ toàn thân, tạo thoải mái cho trẻ.

1. Rửa mặt

  • Lau mắt: Dùng khăn sạch và ấm lau từ cầu giữa của mũi lau ra phía ngoài mắt. Nếu một mắt trẻ bị đau thì lau mắt sạch trước lau mắt đau sau, không sử dụng một vị trí khăn lau 2 mắt
  • Lau phần còn lại của mặt trẻ bằng khăn mềm.
  • Vệ sinh bên ngoài vành tai

2. Tắm thân

  • Cởi quần áo trẻ
  • Tay trái đỡ lưng, gáy và đầu trẻ, tay phải đỡ mông trẻ từ từ đặt trẻ vào chậu tắm.
  • Tay phải xoa nhẹ nhàng từ trên xuống dưới chú ý các nếp gấp cổ, nách, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân. Lau rửa bộ phận sinh dục đặc biệt với trẻ gái.
  • Tay phải đỡ đầu cổ và ngực, tay trái kỳ cọ và xoa phần lưng mông.
  • Tráng người ở chậu nước tráng.
  • Lau khô, mặc áo, ủ chăn ấm cho trẻ.

Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh

3. Gội đầu

  • Thay nước tắm.
  • Cho một chút xà phòng, xoa đầu trẻ nhẹ nhàng, tráng sạch rồi lau khô

4. Chăm sóc rốn

  • Tháo kẹp rốn sau 48h.
  • Một tay dùng gạc vô trùng nâng cuống rốn.
  • Quan sát cuống rốn (chân, mặt cắt, dây rốn) và vùng da xung quanh.
  • Rốn tươi: Chấm cồn iode 1% từ mặt cắt của rốn xuống thân rốn, chân rốn.
  • Rốn khô: Chấm cồn iode 1% từ chân rốn lên thân rốn.
  • Sát trùng da xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm bằng bông cồn 70o. Chú ý nhẹ nhàng với trẻ đẻ non, tránh gây tổn thương da.
  • Trong ngày đầu rốn còn tươi, có thể băng bằng gạc vô khuẩn. Những ngày sau rốn có thể để hở. Không rắc bất cứ một loại thuốc gì vào chân rốn.

Một số vấn đề có thể xảy ra khi chăm sóc da, rốn cho trẻ

  • Tổn thương da do nước quá nóng - Phòng ngừa: Sử dụng nước ấm 37 – 380 C
  • Trẻ bị hạ nhiệt độ - Phòng ngừa: Nhiệt độ nước tắm 37 – 380 C
  • Phòng tắm kín, tránh gió lùa, nhiệt độ 28 – 300 C
  • Tắm từng phần, ủ ấm vùng chưa tắm
  • Bỏng da vùng quanh rốn do sử dụng cồn iode - Phòng ngừa: Không được sát trùng bằng cồn iode vùng da quanh rốn.
  • Nhiễm trùng rốn: Vệ sinh rốn không đúng - Phòng ngừa: Vệ sinh rốn hàng ngày, đúng hướng dẫn.

Theo dõi trẻ sau khi chăm sóc da, rốn, mắt

  • Theo dõi toàn trạng, tím tái, cơn ngừng thở.
  • Theo dõi thân nhiệt: ủ ấm cho trẻ sau khi tắm, cặp nhiệt độ cho trẻ nếu thấy cần.
  • Theo dõi nhiễm trùng rốn: đỏ vùng da xung quanh rốn, chân rốn rỉ dịch vàng có mùi hôi, mủ cần đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị.
  • Nếu mắt trẻ có nhiều dỉ, hoặc chảy nước mắt liên tục cần đưa đến cơ sơ sở y tế khám vì trẻ sơ sinh có thể viêm mắt hoặc tắc tuyến lệ sau sinh.
>>> Xem thêm: Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ đã biết?