Những điều các bậc cha mẹ cần phải biết về lịch tiêm chủng quốc gia cho trẻ

Việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho trẻ sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Trong khi nguy cơ mắc bệnh với trẻ đang ngày càng một gia tăng, thì các bố mẹ không thể bỏ qua việc làm tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng này.

Những điều các bậc cha mẹ cần phải biết về lịch tiêm chủng quốc gia cho trẻ Những điều các bậc cha mẹ cần phải biết về lịch tiêm chủng quốc gia cho trẻ

Liệu có cần thiết phải cho trẻ đi tiêm?

Trong khi có một số thông tin về những biến chứng sau tiêm khiến các bậc cha mẹ lo ngại, thậm chí có trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm phòng càng khiến mọi người do dự và đặt câu hỏi: liệu việc đi tiêm phòng cho con có thực sự là cần thiết? Tuy nhiên, cần phải khẳng định lại, chương trình tiêm chủng đã và đang được áp dụng ở khắp các quốc gia trên thế giới, và việc tiêm phòng cho trẻ sẽ giúp củng cố và kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù sau khi tiêm, trẻ có thể bị phản ứng thuốc và gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên, so với mức độ rủi ro khi mắc bệnh thì tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.

Một số biến chứng trẻ có thể mắc phải sau tiêm

Sau khi tiêm phòng, các mẹ hãy chú ý để nhận biết được một số biến chứng và tìm cách khắc phục. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần phải có những kiến thức nhất định để phán đoán xem liệu biến chứng đó có liên quan đến việc tiêm phòng ngừa bệnh hay không.

Trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ

Phần lớn các trẻ sau khi tiêm đều có dấu hiệu sốt nhẹ. Với những trường hợp thông thường sốt trên 38-38.5 độ, chỉ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát. Dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ. Các mẹ có thể cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Cần tuyệt đối tránh sử dụng các loại thuốc hạ sốt có chứa aspirin và thành phần là axit salicylic bởi tác dụng phụ của chúng kết hợp với thành phần của vác xin sẽ dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác.

Nếu trẻ sốt cao trên 40 độ thì mẹ cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Trong trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật cần cho trẻ đến ngay các cơ sở ý tế để được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ quấy khóc

Đây là dấu hiệu bình thường của trẻ sau khi tiêm. Do vậy, nếu trẻ chỉ có biểu hiện quấy khóc thì mẹ nên tiếp tục theo dõi sau 12 giờ tiêm chủng. Trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng, trẻ vẫn có thể có biểu hiện quấy khóc. Tuy nhiên, nếu bé quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

Trẻ bị mẩn ngứa

Do trong một số loại vắc xin có chứa neomycin và polymicin nên trẻ sẽ bị gây kích thích mẩn ngứa. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi tích cực hoặc có thể kê thuốc kháng sinh điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý việc sử dụng kháng sinh cần thận trọng với tiền sử trẻ có da nhạy cảm.

Lịch tiêm chủng quốc gia

Sau đây là lịch tiêm chủng quốc gia mà bố mẹ nào cũng phải thuộc nằm lòng để có thể cho trẻ đi tiêm đúng thời hạn, đúng giai đoạn, giúp trẻ tăng sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh.

Lịch tiêm chủng quốc gia (nguồn: Eva.vn)

Mong rằng các bố mẹ đã nắm vững các kiến thức về lịch tiêm phòng quốc gia cho trẻ và trang bị cho mình những hiểu biết về tiêm chủng và vắc xin, để cùng chung tay bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước!