Những điều bạn có thể chưa biết về tử cung

Tử cung là một bộ phận quan trọng của hệ thống sinh sản nữ, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy để nâng cao kiến thức và nâng niu chăm sóc bộ phận quan trọng này hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Những điều bạn có thể chưa biết về tử cung Những điều bạn có thể chưa biết về tử cung

Tử cung là một bộ phận quan trọng của hệ thống sinh sản nữ, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy để nâng cao kiến thức và nâng niu chăm sóc bộ phận quan trọng này hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tử cung là gì?

Tử cung là một cơ quan của hệ thống sinh sản ở nữ giới. Nó là một nội tạng rỗng có hình dạng như một quả lê lộn ngược gồm ba lớp cơ với chức năng chính là làm tổ của trứng đã thụ tinh, là nơi chứa đựng và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Lúc không mang thai tử cung chỉ dài khoảng 4cm, rộng 4-5cm.

Tử cung nằm ở giữa xương chậu, phía sau bàng quang và ở phía trước trực tràng. Bộ phận này được nối tiếp với âm đạo bởi cổ tử cung. Vị trí của bộ phận này có sự khác biệt và thay đổi ở mỗi người trong suốt thai kỳ.

Cấu tạo của tử cung

  • Đáy tử cung: Là phần trên của tử cung, rộng và cong. Phần đáy có sừng ở hai bên, là nơi vòi trứng thông với tử cung.
  • Thân tử cung: Đây là phần chính của tử cung, được cấu tạo bởi ba lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Thân tử cung rất cơ bắp và có thể kéo dài để chứa một bào thai đang phát triển. Trong quá trình chuyển dạ, các bức tường cơ bắp của thân tử cung co lại để giúp đẩy em bé qua cổ tử cung và âm đạo.

Thân tử cung được lót bởi một màng nhầy gọi là nội mạc tử cung. Màng này đáp ứng với kích thích nội tiết sinh sản bằng cách thay đổi độ dày của nó trong kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng được thụ tinh, nó sẽ gắn vào nội mạc tử cung, và nếu không có sự thụ tinh xảy ra, nội mạc tử cung sẽ làm bong lớp tế bào bên ngoài của nó và được giải phóng trong thời kỳ kinh nguyệt.

  • Eo cổ tử cung: Phần nối tiếp giữa tử cung và cổ tử cung được gọi là eo cổ tử cung. Đây là nơi các bức tường của tử cung bắt đầu thu hẹp dần về phía cổ tử cung.
  • Cổ tử cung: Cổ tử cung là nơi thấp nhất của tử cung. Nó được lót bằng một lớp màng nhầy mịn màng và kết nối tử cung với âm đạo. Các tuyến trong niêm mạc cổ tử cung thường tiết ra chất nhầy. Trong quá trình rụng trứng lớp nhầy này trở nên mỏng hơn để cho phép tinh trùng dễ dàng đi vào tử cung.

Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung có thể giãn ra đủ rộng để cho phép em bé đi qua.

vicare.vn-nhung-dieu-ban-co-chua-biet-ve-tu-cung-body-1
Cấu tạo của tử cung

Những bất thường bẩm sinh ở tử cung

Những bất thường bẩm sinh hay dị tật bẩm sinh ở tử cung có nhiều loại. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất dẫn đến vô sinh:

Không có tử cung

Có những phụ nữ bẩm sinh đã không có tử cung mặc dù các bộ phận sinh dục ngoài, buồng trứng vẫn có như người bình thường nhưng tử cung lại không có, thay vào đó là một màng mỏng, và hai bên màng này vẫn có hai vòi và buồng trứng như người bình thường.

Tử cung bất thường hay dị dạng:

  • Có hai tử cung, mỗi tử cung lại có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo hai âm đạo. DỊ tật này gây ra vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ. Tuy nhiên cũng có người có thể mang thai, thậm chí khi thì mang thai ở tử cung bên này khi lại ở tử cung bên cạnh.
  • Có hai tử cung, hai cổ tử cung nhưng lại chỉ có một âm đạo.
  • Có hai tử cung nhưng lại chung nhau một cổ tử cung.
  • Tử cung một sừng, trên thực tế cũng là loại dị dạng hai tử cung nhưng một bị teo đi, chỉ còn lại một tử cung với một vòi.
  • Còn một loại tử cung kém phát triển, luôn ở dạng tử cung của trẻ em với hình dạng nhỏ bé, các tỷ lệ, kích thước ngược với tử cung của một phụ nữ trưởng thành.

Những tổn thương bệnh lý

Đó là những trường hợp người phụ nữ sinh ra đã có tử cung và tử cung đó phát triển bình thường nhưng do bệnh mắc phải gây tổn thương khiến tử cung không thể mang thai được nữa. Có thể có các trường hợp sau:

  • Tắc vòi tử cung: Tử cung có hai vòi, là hai ống dẫn từ thân tử cung sang hai bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng của người đàn ông khi giao hợp để trở thành phôi và chuyển dần vào trong lòng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai.

Trường hợp thường gặp là do viêm nhiễm khiến vòi tử cung bị dính, tắc lại nên tinh trùng không thể đi lên và trứng sau khi rụng cũng không thể di chuyển về phía buồng tử cung do đó không thể thụ thai. Cùng đó, vòi tử cung có thể bị bẩm sinh chít hẹp hoặc khối u chèn ép, làm ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng.

  • Tử cung bị dính: Bình thường bên trong tử cung là một khoang rỗng và có lớp niêm mạc bao phủ. Lớp niêm mạc này do biến đổi nội tiết theo chu kỳ, hàng tháng bong ra gây chảy máu tạo nên kinh nguyệt. Trong trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc này bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau gây vo kinh. Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung làm cho trứng thụ tinh không làm tổ được tại đó và gây ra vô sinh.
  • Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung bị biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có trường hợp tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc.

Các bệnh lý thường gặp ở tử cung

Các bệnh lý ở tử cung thường gây hậu quả nặng nề bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của người bệnh.

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh lớp lót phía bên trong tử cung lại di chuyển lạc ra bên ngoài của tử cung và phát triển tại đó. Lớp lót này được coi như một cái đệm để nâng đỡ thai nhi. Khi lớp nội mạc này ở không đúng vị trí và phát triển đến một lúc nào đó sẽ khiến người bệnh cảm giác đau ở bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Xuất huyết bất thường, đau khi quan hệ là những biểu hiện thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Nguyên nhân của bệnh là khi hành kinh, máu kinh chảy ra ngoài mang theo những mảnh vụn của lớp lót này được bong ra ở thời kỳ kinh nguyệt, nhưng việc nó chảy ra không sạch mà bị bám lại ở phía ngoài tử cung, đó chính là nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung. Quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt làm cho máu kinh đnags lẽ phải được thoát ra ngoài cơ thể lại bị chảy ngược vào trong hoặc bị ứ lại không chảy ra được khiến cho các mảnh vụn của nội mạc bị dính lại ở trong.

Biến chứng nặng nề nhất của bệnh lạc nội mạc tử cung chính là có thể gây vô sinh ở phụ nữ, đau và mất máu nhiều gây suy nhược cơ thể.

Polyp tử cung

Polyp tử cung là sự phát triển quá mức của niêm mạc tạo ra khối u dính vào thành trong lòng của tử cung và sa vào buồng tử cung. Tùy vào sự phát triển của khối u và thời gian phát hiện ra bệnh mà kích cỡ của u khác nhau.

Bệnh thường có biểu hiện là hành kinh ra máu quá nhiều, rong kinh, chảy máu sau thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt thất thường...Đây chính là nguyên nhân của những căn bệnh phụ khoa khác nguy hiểm hơn như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng...polyp tử cung nếu để quá lâu có thể gây ra ung thư tử cung hoặc gây vô sinh, hiếm muộn.

U xơ tử cung

Trường hợp bị u xơ tử cung sẽ thường thấy ở vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau nhức. Cơn đau có thể liên miên hoặc chia thành từng cơn, thường đau nhiều hơn trong chu kỳ kinh và khi giao hợp. Âm đạo xuất huyết bất thường ở giữa kỳ kinh. Kinh nguyệt ra ít hơn và bị rối loạn trong thời gian dài. Khi ở tư thế nằm ngửa có thể sờ thấy khối u nổi lên dưới lớp da bụng, khi day nhẹ có cảm giác đau.

Khi bị u xơ tử cung sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai, sinh non hoặc thai nhi bị dị dạng do khối u chèn ép, đồng thời gặp rối loạn các vấn đề sinh lý khiến người bệnh bị đi tiểu buốt, tiểu rắt hoặc táo bón. Bệnh u xơ tử cung làm tăng tỷ lệ vô sinh ở phụ nữ. Khi khối u quá to sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu, rong kinh và không cầm được máu sẽ vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.

Ung thư tử cung

Các triệu chứng của bệnh ung thư tử cung như đau vùng xương chậu, đau đớn khi quan hệ hoặc đi tiểu, xuất huyết âm đạo. Đây là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ gây vô sinh mà còn là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao.

vicare.vn-nhung-dieu-ban-co-chua-biet-ve-tu-cung-body-2
Hình ảnh ung thư cổ tử cung

Sa tử cung

Sa tử cung là hiện tượng tử cung không còn ở vị trí bình thường mà tụt xuống phía dưới âm đạo. Khi bị sa tử cung, các cơ và dây chằng bị kéo giãn và trở nên quá yếu không giữ nổi tử cung. Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể gồm: sinh con, phẫu thuật, mãn kinh hoặc các hoạt động thể chất khắc nghiệt.

Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Cũng có khi nó được gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn gây bệnh lậu và chlamydia. Bệnh thường có các triệu chứng như: đau bụng dưới, đau khi giao hợp và đi tiểu. Các triệu chứng khác có thể gặp như âm đạo tiết dịch bất thường, mệt mỏi và chảy máu bất thường. Nếu không được điều trị bệnh viêm vùng chậu có thể gây vô sinh và tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Triệu chứng ở các bệnh lý tử cung

Các triệu chứng chính của nhiều tình trạng bệnh lý tử cung gồm:

  • Giai đoạn rất nặng
  • Âm đạo tiết dịch bất thường hoặc có mùi hôi
  • Đau vùng xương chậu hoặc thắt lưng
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau khi giao hợp hoặc đau trong kỳ kinh
  • Đi tiểu đau

Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để có thể chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời nhất tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Lời khuyên để bảo vệ tử cung khỏe mạnh

Thường xuyên tiến hành pap smears

Xét nghiệm pap smear là phương tiện hiệu quả nhất để tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung. Xét nghiệm pap smears nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ khuyến nghị:

  • Tất cả phụ nữ từ 21-29 tuổi đều phải được làm xét nghiệm pap smear ba năm một lần
  • Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên được xét nghiệm pap smear, cùng với xét nghiệm virus u nhú ở người (HPV), cứ sau năm năm cho đến khi 65 tuổi, ngay cả khi họ đã được tiêm vắc xin ngừa HPV.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi ngừng sử dụng pap smears nếu họ đã sinh thường xuyên trong 10 năm trước đó, trừ khi họ có nguy cơ mắc ung thư tử cung cao hơn.

Tiêm vắc xin ngừa HPV

Theo FDA , vắc xin ngừa HPV có thể ngăn ngừa tới 90% bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo và hậu môn.Việc tiêm phòng HPV sẽ đạt được lợi ích tối đa khi tiêm, trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục. Vắc xin được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới tuổi từ 9-26 tuổi.

Sử dụng bao cao su

Sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh tình dục.

Tránh hút thuốc

Hút thuốc lá có liên quan đến một số loại ung thư cổ tử cung. Vì vậy hãy ngừng hút thuốc lá nếu bạn đang hút.

Ăn uống lành mạnh

vicare.vn-nhung-dieu-ban-co-chua-biet-ve-tu-cung-body-3
Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp cổ tử cung khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch:

  • Thực phẩm giàu axit folic như : măng tây, bông cải xanh và các loại rau xanh khác.
  • Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi..
  • Thực phẩm giàu beta carotene như: cà rốt, bí và dưa đỏ..
  • Thực phẩm giàu vitamin E như: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt..

Hy vọng bài viết những điều có thể bạn chưa biết về tử cung trên đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về bộ phận quan trọng của tất cả chị em phụ nữ chúng ta.Và một lời khuyên các chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm:

  • Ung thư cổ tử cung và các nguyên nhân gây bệnh
  • Phụ nữ cần biết 5 căn bệnh về cổ tử cung thường gặp này
  • Quy trình xét nghiệm cổ tử cung và một số cơ sở xét nghiệm uy tín