Những dấu hiệu sớm của suy tim chớ coi thường
Suy tim là tình trạng bệnh lý mà cơ tim không thể bơm đủ lượng máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt và bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu sớm của suy tim chớ coi thường
Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy tim
Triệu chứng của suy tim giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây có thể giúp bạn định hướng đến căn bệnh này.
- Khó thở: Bệnh suy tim có nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó khó thở là một trong những dấu hiệu phổ biến. Trong giai đoạn đầu của bệnh, khó thở thường chỉ thoáng qua hoặc xảy ra khi gắng sức nhiều và hết khi nghỉ ngơi.
- Mệt mỏi bất thường: Khi tim không thể bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, một cảm giác chung là cảm thấy mệt mỏi, mệt mỏi có thể xuất hiện một cách thường xuyên ngay cả khi làm những việc nhẹ.
- Hồi hộp, trống ngực: Thường xảy ra ngay khi bạn lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thường xuyên xuất hiện, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trái tim đang dần suy yếu.
- Tiểu đêm thường xuyên: Khi tim suy yếu sẽ chất lỏng sẽ bị tích tụ ở các cơ quan trong cơ thể, kích thích thận tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể và làm tăng số lần đi tiểu đêm.
- Ngoài ra bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như có cảm giác ăn không ngon, buồn nôn, đầy bụng hoặc đau dạ dày là do hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu, gây ra các vấn đề tiêu hóa. Bạn cũng có thể thấy tim đập nhanh hoặc nhói đau.
Luôn nhớ rằng các dấu hiệu trên không đưa ra chẩn đoán xác định suy tim nhưng nếu có các dấu hiệu này thì cảnh báo bạn có thể bị suy tim.
Ở giai đoạn muộn hơn của bệnh, các triệu chứng trên sẽ điển hình hơn như mệt mỏi nhiều hơn, khó thở tăng dần, xuất hiện cả khi nghỉ ngơi... Ngoài ra trong giai đoạn này còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ho từng cơn, ho dai dẳng, phù và tăng cân đột ngột.
Suy tim nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gây hậu quả thế nào?
Suy tim không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng thận: Khả năng bơm máu của tim bị giảm sút khiến thận không được cung cấp đầy đủ máu nên giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể. Lâu ngày có thể dẫn tới suy thận.
- Thiếu máu: Khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể bạn không được sản xuất đầy đủ hormone tạo hồng cầu trong tủy xương sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngược lại, tình trạng thiếu máu cũng khiến cho diễn tiến bệnh suy tim ngày càng trầm trọng hơn.
- Bệnh phổi: Suy tim có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Khi tim bị suy, máu sẽ dồn ngược và tích tụ trong phổi, gây khó thở, thở khò khè. Tình trạng này có thể dẫn đến phù phổi cấp- một bệnh lý cấp tính diễn biến rất nhanh, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
- Rối loạn nhịp tim: Suy tim có thể gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim khi buồng tim bên trái và bên phải không co bóp đều cùng một lúc. Suy tim sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, ngăn chặn các tín hiệu điện tim kiểm soát nhịp tim bình thường.
- Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Đây chính là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của người bệnh suy tim khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến một lượng máu bị ứ lại tại các buồng tim. Điều này tạo cơ hội thuận lợi hình thành cục máu đông có thể gây tắc nghẽn tại mạch máu não, dẫn tới đột quỵ, tắc nghẽn động mạch vành dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Do vậy nếu không muốn bước vào cuộc đua tử thần với các biến chứng suy tim, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng cơ thể, đặc biệt khi xuất hiện một trong các dấu hiệu ở giai đoạn sớm của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh, điều trị kịp thời để làm chậm tiến triển và mang lại hiệu quả tối ưu.
Ai dễ bị suy tim?
Suy tim có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy tim bao gồm:
- Người cao tuổi: Khi về già, cơ tim dần bị suy yếu, khiến nguy cơ mắc bệnh này tăng cao. Đặc biệt những người mắc bệnh mãn tính lâu ngày như đái tháo đường, bệnh tim mạch... cũng có nguy cơ cao bị suy tim.
- Người thừa cân, béo phì: Thừa cân béo phì có thể làm tăng cao áp lực lên tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Hơn nữa, người thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Và đây đều là những căn bệnh làm tăng cao nguy cơ suy tim.
- Người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim: Sau khi bị nhồi máu cơ tim, các cơ tim có thể bị tổn thương, chết dần đi, khiến trái tim bị suy yếu, dẫn tới bệnh suy tim.
- Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh: Các dị tật tim bẩm sinh như hở van tim, còn ống động mạch... có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim.
Khám suy tim ở đâu thì tốt?
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện trang bị được những kỹ thuật từ phổ thông đến hiện đại trong công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Những bệnh viện về tim mạch uy tín và chất lượng nhất mà các bạn có thể lựa chọn như:
Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
Viện tim Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị uy tín. Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ tim mạch đầu ngành với hệ thống trang thiết bị hiện đại, có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến hàng đầu cả nước về can thiệp hay phẫu thuật điều trị tim mạch.
Bệnh viện tim Hà Nội
Bệnh viện được chú trọng đầu tư lớn về cơ sở vật chất, kỹ thuật điều trị cũng như đội ngũ y bác sĩ. Hàng năm bệnh viện tiếp nhận hàng triệu ca bệnh với các độ tuổi khác nhau. Tại đây, có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật phẫu thuật, can thiệp phức tạp như can thiệp mạch vành, nong van, đặt stent, thay van, phẫu thuật tim bẩm sinh...
Bệnh viện Việt Đức
Khoa tim mạch lồng ngực là chuyên khoa của bệnh viện Việt Đức. Ngay từ khi mới thành lập, khoa đã được xem là cái nôi của ngành phẫu thuật tim mạch lồng ngực Việt Nam. Hiện nay khoa có sự hợp tác quốc tế với các chuyên gia đầu ngành về mạch máu. Bệnh viện có thể can thiệp mạch không cần phẫu thuật.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh viện Vinmec có đội ngũ chuyên gia gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa như thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó Trung tâm còn có các chương trình hợp tác toàn diện với các bệnh viện hàng đầu về tim mạch như Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Descartes- Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kỳ) ...
Trung tâm là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam và là một trong số ít bệnh viện trên thế giới được trang bị phòng mổ Hybrid - sự kết hợp của các thiết bị chẩn đoán, can thiệp và phẫu thuật trong cùng một khu vực với ưu điểm vượt trội cả về kết quả điều trị cũng như lợi ích kinh tế cho người bệnh. Bên cạnh đó Trung tâm cũng được trang bị hệ thống các thiết bị hiện đại bậc nhất như: hệ thống Picco - theo dõi dung lượng tim, entropy - máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân một cách chặt chẽ nhất; máy chụp mạch máu số hoá xoá nền DSA, máy chụp cắt lớp vi tính CT hoặc máy chụp cộng hưởng từ MRI,... Nhờ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn và dễ dàng thực hiện phẫu thuật ngay cả đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.
Bệnh viện Vinmec hiện có 7 cơ sở trên cả nước, đều có thể khám, điều trị các bệnh lý suy tim. Thông tin chi tiết:
Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội)
Hotline: 02439743556
Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM)
Hotline: 028 3622 1166
Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM
Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa)
Hotline: 0258 3900 168
Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa
Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh)
Hotline: 0203 3828 188
Địa chỉ: Số 10A Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh
Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng)
Hotline: 0225 7309 888
Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng)
Hotline: 0236 3711 111
Địa chỉ: Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang)
Hotline: 029 7398 5588
Địa chỉ: Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang
Xem thêm:
- Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy tim
- Suy tim và máy tạo nhịp tim
- 8 điều ít biết về căn bệnh suy tim