Những dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ không phải ai cũng nhận ra
Quan hệ trước hôn nhân không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Nhiều chị em phụ nữ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quan hệ trước hôn nhân, nguy cơ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Vicare sẽ giúp chị em nhận biết một số dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ. Chắc chắn rằng những kiến thức này sẽ rất hữu ích cho chị em phụ nữ.
Những dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ không phải ai cũng nhận ra
Quan hệ trước hôn nhân không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Nhiều chị em phụ nữ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quan hệ trước hôn nhân, nguy cơ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. HoiBenh sẽ giúp chị em nhận biết một số dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ. Chắc chắn rằng những kiến thức này sẽ rất hữu ích cho chị em phụ nữ.
Những dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ không phải ai cũng nhận ra
Khi bạn quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc biện pháp tránh thai có vấn đề khiến tinh trùng vẫn có thể vào buồng tử cung. Thì xác suất bạn có thai có thể khá cao. Cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định khi mang thai sau một tuần quan hệ.
Ngực có dấu hiệu ngứa ran, căng, nhạy cảm
Đây là một trong những dấu hiệu có thai ở những tuần đầu bạn cần lưu ý. Có thể bạn sẽ thấy hơi đau nhói hoặc ngứa ran ở ngực. Nhất là khu vực xung quanh núm vú. Có thể dấu hiệu này là do hormone thai kỳ làm tăng lượng máu cung cấp ở ngực, khiến ngực cảm thấy hơi đau, hơi ngứa ran, hơi căng tức. Ngực bạn cảm giác sẽ to hơn, mặc áo ngực sẽ hơi chật hơn bình thường, không thoải mái.
Tuy nhiên, dấu hiệu đau ngực sẽ rõ hơn sau tuần thứ 4 thụ thai.
Có sự thay đổi màu sắc ở âm đạo
Thay đổi màu sắc ở âm đạo có thể là những dấu hiệu nhận thấy khá sớm khi có thai. Bình thường ở phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào, âm hộ âm đạo thường có màu hồng tươi. Khi có thai, màu sắc ở khu vực này thường hay thẫm lại thành màu tím đỏ sẫm do nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi khi mang thai.
Màu sắc khu vực này sẽ ngày càng đậm hơn khi thai nhi càng lớn, máu nuôi dưỡng khu vực này càng ngày càng tăng.
Một số trường hợp đã đẻ hoặc do cơ địa, phần âm hộ hơi thâm hơn, thì nhận biết có thai qua dấu hiệu này không rõ.
Có dịch âm đạo ra nhiều hơn một chút
Thường thì dịch tiết âm đạo sẽ hay tiết ra trong thời kỳ mang thai, điều này để bảo vệ tránh nhiễm khuẩn nên các chị em không cần quá lo lắng, cũng không cần phải thụt rửa quá nhiều lần gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
Có xuất hiện tưa miệng
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cũng sẽ khiến bạn dễ bị tưa miệng hơn. Nên giữ vệ sinh răng miệng, cạo tưa lưỡi thường xuyên. Giúp bạn tránh tích tụ vi khuẩn ở khoang miệng, bạn sẽ thấy ăn ngon hơn khi lưỡi bạn sạch, không có tưa lưỡi bẩn.
Xuất hiện dấu hiệu máu báo
Trường hợp dấu hiệu xuất hiện máu báo không phải ai cũng có. Nhưng khi có dấu hiệu này, có thể bạn đã có thai sau khi quan hệ được 1 tuần. Nguyên nhân xuất hiện máu báo có thể do trứng sau khi thụ tinh, làm tổ trong tử cung, có thể dây ra một chút dịch có màu hồng nhạt hoặc màu nâu. Có thể xuất hiện vài giọt hoặc một chút máu ở 1 - 2 ngày, sau đó thì hết.
Cơ thể thèm ăn
Giai đoạn này, bạn có thể sẽ thấy thèm ăn, nhưng không thấy thèm một thứ cụ thể nào đó. Hormone Progesterone hoạt động mạnh trong thời kỳ mang thai có thể khiến bạn cảm thấy đói. Tuy nhiên, dễ nhầm trong thời kỳ kinh nguyệt bạn cũng hay thèm ăn gì đó. Tuy nhiên, nếu bạn mang thai có thể sẽ dễ nhạy cảm hơn với mùi đồ ăn. Có thể cảm thấy buồn nôn, nôn khi ngửi những mùi kích thích như cá, cà phê, thức ăn dầu mỡ chiên xào...
Ngoài ra, một số người còn có thể cảm giác có mùi kim loại trong miệng.
Hiện tượng chậm kinh
Biểu hiện này khá phổ biến. Thông thường chị em hay tính ngày kinh nguyệt. Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể khó nhận biết qua dấu hiệu này hơn. Có thể thử sau khi chậm kinh tầm 3 ngày để kiểm tra để chắc chắn hơn.
Đau bụng âm ỉ
Một số trường hợp có hiện tượng này. Rất dễ bị nhầm với trường hợp có kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng nên kiểm tra lại bằng que thử thai nếu kèm hiện tượng chậm kinh.
Đau lưng
Cơ bụng bắt đầu có cảm giác mỏi, nặng trĩu, một số cơn đau mỏi nhẹ xuất hiện ở ngang hông. Có thể nhầm lẫn với chị em đang sắp có kinh, tuy nhiên chị em cũng nên để ý. Có thể là cơ thể đang thích nghi với mang thai.
Đau đầu nhẹ
Một số chị em có sự thay đổi đột ngột hormone thì bị đau đầu, stress, ăn uống kém, tâm lý thay đổi thất thường... Có thể khiến các mẹ hơi cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.
Có thể thấy táo bón
Một số mẹ rất nhạy với sự tăng hormone đột ngột, có thể khiến các mẹ mệt mỏi, lười vận động và lười ăn rau củ quả. Khiến mẹ dễ táo bón hơn.
Huyết áp tụt
Một số mẹ khi mới có thai, cơ thể chưa quen thích ứng, một số tác động quá kích từ môi trường một chút cũng có thể làm các mẹ hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, dễ ngất, say nắng... Cơ thể mẹ bây giờ đang yếu hơn người bình thường nên mới như thế. Có thể là dấu hiệu mang thai sau 1 tuần quan hệ, cái này khá phổ biến nên các chị em hãy để ý.
Thân nhiệt tăng
Thường mẹ bầu, thân nhiệt sẽ tăng hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, có thể nhầm khi có kinh, thân nhiệt cũng sẽ cao hơn một chút, đôi khi cũng có thể nhầm với cảm, sốt.
Hiện tượng ốm nghén
Rất hiếm trường hợp ốm nghén trong giai đoạn này, trừ trường hợp rất nhạy với mùi gây kích thích, dễ buồn nôn hơn. Thông thường hormone hCG sẽ tăng mạnh ở những tuần sau, khiến mẹ nghén, dễ buồn nôn hơn. Ngoài ra, có thể do hormone Estrogen, thyroxine ở tuyến giáp có thể gây triệu chứng ốm nghén trong thời kỳ mang thai.
Hơi có cảm giác khó thở
Trường hợp này khá ít, nhất là sau 1 - 2 tuần thụ thai. Một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể thấy khó thở suốt quá trình mang thai. Có thể là do hormone progesterone tăng mạnh, đòi hỏi cơ thể cần nhiều oxy hơn, cơ thể cần thêm oxy lấy năng lượng cho nuôi dưỡng em bé bên trong.
Cơ thể thấy mệt mỏi
Trong giai đoạn đầu, cơ thể đang có nhiều thay đổi để sẵn sàng mang em bé trong suốt hơn 9 tháng. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, dễ khóc, dễ xúc động. Có thể do hormone thay đổi khiến bạn cảm thấy như vậy.
Nếu mệt mỏi kèm ốm nghén, hay nôn, bạn nên nghĩ nhiều đến trường hợp bạn đang có thai.
Dùng que thử thai
Trường hợp này khá ít chắc chắn, vì thường nồng độ hCG sẽ chưa thể tăng mạnh trong thời gian một tuần đầu. Có thể que thử vẫn báo 1 vạch. Tốt nhất, để chắc chắn hơn cứ sau 2 tuần, bạn thử que thử nước tiểu để biết mình có thai hay chưa.
Tuy nhiên, dấu hiệu có thai ở mỗi người có thể không giống nhau. Do đó, có thể không thấy rõ dấu hiệu ở 1 - 2 tuần đầu thụ thai.
Một số biện pháp phòng tránh mang thai và nguy cơ có thai
Sử dụng bao cao su
Đây là biện pháp khá an toàn, phòng tránh nhanh có thai. Không ảnh hưởng đến nội tiết, không lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, giá thành rẻ.
Tuy nhiên, một số người sẽ mất khoái cảm khi quan hệ, không lên đỉnh được khi quan hệ. Ngoài ra, khi dụng cụ tránh thai thủng rách, mặc dù nguy cơ này xác suất là khá thấp, tuy nhiên là có chứ không phải không có. Đừng tin tưởng 100% dùng bao cao su là không có thai. Xác suất có thai vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân hi hữu ít người để ý này.
Thuốc tránh thai
Tránh thai khá tốt, khoái cảm lúc quan hệ khá tốt. Tuy nhiên, quên dùng có thể có thai. Thay đổi nội tiết tố có thể có một số tác dụng phụ khác.
Thuốc tiêm tránh thai
Một mũi có tác dụng trong 3 tháng, tuy nhiên quên có thể có thai.
Que cấy tránh thai
Tùy loại, có loại cấy 1 que được 3 năm, quan hệ không có thai. Tuy nhiên, tháo que luôn nhiều phụ nữ có thể có bầu luôn hoặc một thời gian ngắn sau. Cấy que khá an toàn, tuy nhiên không phòng tránh được bệnh qua đường tình dục. Và có một số tác dụng phụ khác.
Vòng tránh thai
Biện pháp này khá ổn, tuy nhiên vẫn có trường hợp hy hữu có thai khi đang đặt vòng. Nguy cơ dị tật cho thai nhi khi là khá cao, cũng nên cẩn thận.
Xuất tinh ngoài âm đạo không phải biện pháp tránh thai
Vẫn đạt khoái cảm khi quan hệ, lượng tinh trùng xác suất vào theo đường âm hộ sẽ ít đi. Tuy nhiên, vẫn nguy cơ có thai, do tinh trùng trong tinh dịch vẫn có thể vào buồng tử cung trước khi xuất tinh hoặc sau khi xuất tinh. Có thể tinh trùng đi ra trước khi xuất hoặc còn sót lại trên dương vật sau khi xuất, vào buồng tử cung khi quan hệ.
- Xem thêm:
- Thử que 2 vạch nhưng ra máu nâu 1 tuần có nguy hiểm đến sức khỏe hay không
- Dấu hiệu mang thai bé gái trong 3 tháng đầu
- Ợ chua có phải dấu hiệu mang thai