Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ

Mỗi đứa trẻ lại có một tốc độ phát triển khác nhau, nhưng hầu hết đều theo những trình tự chung . Nếu con bạn chậm tiến bộ hơn vài tuần so với tiến độ của những đứa trẻ khác, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ

Mỗi đứa trẻ lại có một tốc độ phát triển khác nhau, nhưng hầu hết đều theo những trình tự chung (riêng trẻ sinh non có thể phát triển chậm hơn vài tuần hoặc vài tháng). Nếu con bạn chậm tiến bộ hơn vài tuần so với tiến độ của những đứa trẻ khác, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Có thể con bạn vẫn đang phát triển bình thường, nhưng nếu bé thực sự chậm phát triển, bạn cũng sẽ kịp thời nắm bắt được tình trạng của bé và bắt đầu điều trị sớm.

Như một quy luật thông thường, hãy tin vào bản năng của người mẹ. Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường về di chuyển, hãy tìm gặp bác sĩ. Dù sao thì không ai hiểu con bằng mẹ cả. Những dấu hiệu dưới đây rất có thể giúp bạn phát hiện vấn đề ở trẻ.

Chậm phát triển thể chất ở trẻ mới sinh đến 2 tháng tuổi

Bé hơn 2 tháng tuổi vẫn chưa nâng được đầu lên khi bạn nâng bé lên từ tư thế nằm ngửa
Bé hơn 2 tháng tuổi, lực căng cơ ở chân tay trẻ quá cao (chân tay co rút, sờ vào thấy cứng) hoặc quá yếu (sờ vào tay chân trẻ thấy mềm, khớp dẻo)

Bé hơn 2 tháng tuổi, khi bạn bế bé, bé cứ ưỡn lưng và cổ ra sau (như thể đang muốn đẩy bạn ra xa)

vicare.vn-nhung-dau-hieu-canh-bao-su-cham-phat-trien-chat-o-tre-body-2
Bé từ 2 – 3 tháng tuổi, chân bé cứng hoặc vắt chéo khi bạn bế bé lên ở tư thế đứng.

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

  • Từ 3 đến 4 tháng tuổi: chưa biết với lấy hoặc cầm nắm đồ chơi
  • Từ 3 đến 4 tháng tuổi, chưa giữ thẳng được đầu
vicare.vn-nhung-dau-hieu-canh-bao-su-cham-phat-trien-chat-o-tre-body-3
  • Từ 4 tháng tuổi, chưa đưa đồ chơi lên miệng
  • Từ 4 tháng tuổi, chân bé vẫn chưa có lực khi bạn đặt bé đứng trên mặt phẳng
  • Từ 4 tháng tuổi, vẫn còn phản xạ Moro (khi bé ngã ngửa hoặc bị giật mình, bé duỗi thẳng chân, cánh tay, cong lưng, rồi lập tức lấy tay ôm chặt về phía trước và bắt đầu khóc)
  • Từ 5 đến 6 tháng tuổi, bé vẫn có phản xạ trương lực cổ bất đối xứng (khi bé quay đầu san một bên, tay bên đó sẽ duỗi thẳng, tay còn lại gập lại trước ngực)
  • Từ 6 tháng tuổi, bé chưa biết ngồi dù có người đỡ
  • Từ 6 tháng tuổi, bé chỉ với được bằng một tay
  • Bé 5 – 6 tháng vẫn chưa biết lăn qua lăn lại

Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi chậm phát triển thể chất như thế nào ?

  • Từ 7 tháng tuổi, bé kiểm soát đầu kém khi được chuyển từ 1 tư thế sang tư thế ngồi
  • Từ 7 tháng tuổi, bé chưa thể đưa vật vào miệng
vicare.vn-nhung-dau-hieu-canh-bao-su-cham-phat-trien-chat-o-tre-body-4
  • Từ 7 tháng tuổi, bé chưa biết với lấy đồ vật
  • Từ 7 tháng tuổi, chân bé không chịu được lực vật đặt lên chân
  • Đến 9 tháng tuổi, bé chưa tự ngồi được.

Trẻ 9 đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ hơn 10 tháng tuổi: trẻ bò ở tư thế nghiêng, bò bằng 1 bên chân tay và kéo lê bên chân tay còn lại
  • Trẻ 12 tháng tuổi vẫn chưa biết bò
  • Trẻ 12 tháng tuổi vẫn chưa biết đứng dù có người đỡ

Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

  • Trẻ 18 tháng tuổi vẫn chưa biết đi
vicare.vn-nhung-dau-hieu-canh-bao-su-cham-phat-trien-chat-o-tre-body-5
  • Sau vài tháng biết đi, bé đi nhón chân chưa được vững
  • Cho đến năm 2 tuổi, mỗi năm trẻ cao lên chưa đến 5 cm

Trẻ 36 tháng tuổi

  • Thường xuyên ngã hoặc chưa biết đi cầu thang
  • Thường xuyên nhỏ nước miếng
  • Không thể cầm nắm đồ vật nhỏ

Theo BabyCenter