Những câu hỏi thường gặp về dị tật vành tai bẩm sinh

Dị tật vành tai bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp trong chuyên ngành tai mũi họng. Song bệnh lại ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng thẩm mỹ, nhất là các bé gái. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những câu hỏi thường gặp về bệnh, hy vọng giải đáp được những thắc mắc cơ bản của người bệnh và gia đình.

Những câu hỏi thường gặp về dị tật vành tai bẩm sinh Những câu hỏi thường gặp về dị tật vành tai bẩm sinh

Dị tật vành tai bẩm sinh là gì?

Dị tật vành tai bẩm sinh là 1 dị tật không có vành tai có thể do di truyền hay người mẹ mắc phải trong lúc mang thai. Nguyên nhân là do mẹ bị nhiễm siêu vi hoặc dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

vicare.vn-nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-di-tat-vanh-tai-bam-sinh-body-1

Dị tật vành tai bao gồm những loại nào?

Dị tật vành tai có thể biểu hiện ở vành tai, ống tai hay phối hợp với không có tai trong, tai giữa. Dị tật vành tai bẩm sinh được chia làm 4 loại:

  • Loại 1: Vành tai nhỏ hơn vành tai của người bình thường
  • Loại 2: Vành tai nhỏ kèm thiếu vành tai 1 phần hoặc 1 cấu trúc của vành tai
  • Loại 3: Vành tai chỉ có 1 nhúm thịt
  • Loại 4: Không có vành tai, không phát triển xương chũm

Làm thế nào biết được dị tật vành tai có kết hợp với các dị tật khác?

Thông thường, dị tật vành tai có kết hợp với dị tật tai giữa và tai trong. Để xác định được tình trạng này thì cần thực hiện một số kỹ thuật như chụp CT scan xương thái dương, đo thính lực để tiên đoán khiếm khuyết này.

Bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Trẻ em vào giai đoạn phát triển ý thức và nhận thức bản thân so với mọi người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều khi nhận thấy mình bị dị tật vành tai bẩm sinh. Trong sinh hoạt, trẻ cũng bị ảnh hưởng như không đeo kính được nếu bị mắt cận, không thực hiện việc đơn giản như đeo khẩu trang,... Khi đi học, trẻ sẽ mặc cảm khi bạn bè trêu chọc.

Bị dị tật vành tai bẩm sinh có chữa được không?

Thực hiện phẫu thuật chỉnh hình vành tai chữa được dị tật vành tai bẩm sinh.

Độ tuổi nào có thể phẫu thuật chỉnh hình vành tai?

Phẫu thuật chỉnh hình vành tai là phương pháp phẫu thuật lấy sụn sườn của người bệnh cấy vào vạt da ở phần tai khiếm khuyết, sau đó tạo hình vành tai.

Trẻ 6 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt, trọng lượng cơ thể tối thiểu đạt 20kg thì có thể thực hiện phẫu thuật được. Bởi, lúc này vành tai trẻ phát triển gần bằng với vành tai của người lớn nên khi thực hiện phẫu thuật tạo hình vành tai, tai sẽ phát triển đồng đều như tai bên kia. Đồng thời, thời điểm này cũng cần được tạo hình nhằm tránh các tác động xấu từ bên ngoài tới trẻ như bạn bè trêu chọc khi đi học để trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng.

Trường hợp trẻ không có ống tai thì phải làm sao?

Thông thường phải tạo hình vành tai trước sau đó mới tạo hình ống tai. Nhưng nếu trẻ không có ống tai thì được tạo hình ống tai trước để giúp trẻ nghe, nói được. Sau đó khi trẻ 6 tuổi sẽ được tạo hình vành tai để không mặc cảm lúc đi học.

Phẫu thuật tạo hình vành tai tiến hành như thế nào?

Phẫu thuật tạo hình vành tai được tiến hành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Lấy sụn sườn của bản thân bệnh nhi cấy vào vạt da phần tai khuyết rồi nâng và tạo hình vành tai. Đây là phẫu thuật ghép sụn tự thân kéo dài trong khoảng 6 tiếng đồng hồ. Khi mảnh ghép và khung sụn được nuôi sống ổn định trong 3 tháng sẽ được tiến hành giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2: Lấy da, tạo hình vành tai và nâng vành tai lên đúng vị trí bình thường.

Khó khăn trong phẫu thuật tạo hình vành tai là gì?

Phẫu thuật điều trị dị tật vành tai bẩm sinh là kỹ thuật phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, được thực hiện trong phòng phẫu thuật đầy đủ điều kiện, máy móc tốt nhất và đảm bảo vô trùng.

Trong kỹ thuật lấy sụn sườn, tạo khung vành tai và cấy ghép rất công phu, phức tạp. Nếu làm hỏng phải làm lại rất khó ở lần 2 và không có cơ hội thực hiện lần 3.

vicare.vn-nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-di-tat-vanh-tai-bam-sinh-body-2

Tạo hình vành tai có an toàn và vĩnh viễn không?

Tạo hình vành tai được xem là 1 thách thức của bác sĩ thực hiện tạo hình. Do vành tai cấu tạo bởi khung sụn cuốn lại tinh tế, nằm trong túi da mềm mại, bền vững, ít mạch máu nuôi dưỡng.

Trước đây, bác sĩ thường dùng chất liệu nhân tạo như silicon, silastic, sụn sườn đồng loại nhưng không đảm bảo lâu dài, bị đào thải và lộ ra rìa vành tai hoặc tự tiêu, gây biến dạng sau 1 thời gian tạo hình gây mất thẩm mỹ.

Hiện nay, sử dụng sụn sườn tự thân đã giúp cơ thể lành vết thương nhanh chóng, tạo hình giống với tai bình thường, an toàn và đảm bảo tồn tại vĩnh viễn. Để được như vậy, bệnh nhi phải trải qua 2-3 lần phẫu thuật với các kỹ thuật như tạo khung vành tai, cố định khung và da bọc bên ngoài, tách và dụng tai. Cuối cùng là chỉnh sửa vành tai sao cho đẹp tự nhiên và tạo hình cho dái tai, nắp tai,...

Xem thêm:

  • Tiêm vacxin gì trước khi mang thai để phòng dị tật bẩm sinh cho thai nhi?
  • Vô sinh, sảy thai, dị tật và những điều không thể bỏ qua về xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
  • Những điều cần biết về dị tật thai nhi