Những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một căn bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm. Tuy vậy, tại Việt Nam đây vẫn là căn bệnh không được nhiều người biết đến như ung thư phổi hay ung thư gan. Chính vì vậy, bài viết đã tổng hợp tất cả những câu hỏi để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về căn bệnh này.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư vòm họng Những câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư vòm họng

1. Ung thư vòm họng là gì? Những đối tượng nào dễ có nguy cơ bị ung thư vòm họng?

Ung thư vòm họng hay còn được gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là một loại bệnh ung thư xảy ra ở vòm họng và thuộc loại ung thư vùng đầu, mặt và cổ.

Tại Việt Nam, số người mắc ung thư vòm họng chiếm 12% trong số các bệnh ung thư. 70% phát hiện ung thư vòm họng khi đã ở giai đoạn cuối, tức là khối u, tế bào ung thư đã phát triển mạnh và di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể.

2. Có thể nhận biết ung thư vòm họng bằng cách nào?

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư vòm họng thường tạo ra các triệu chứng như đau đầu, ù tai, nghẹt mũi ở một bên nhất định, còn được gọi là bên bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tai, mũi, họng thông thường. Sau đây là một số triệu chứng rất điển hình của bệnh tai mũi họng mà bạn nên biết:

Đau đầu

Khi ung thư vòm họng mới được hình thành và ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đầu âm ỉ, đau không thành cơn và đau ngắt quãng. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn, liên tục, dữ dội hơn, lan từ nửa đầu bên bệnh sang bên đối diện.

Ù tai

Ù tai cũng là một dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng mà bạn không nên bỏ qua. Bệnh sẽ khiến tai bị ù, cảm giác như có tiếng ve kêu ở tai và gia tăng mức độ khi càng đến giai đoạn cuối. Bệnh nhân bị ung tai liên tục, khả năng nghe suy giảm và xuất hiện những tổn thương ở thực thể màng nhĩ ở bên bệnh.

Ngạt mũi

Khi bị ung thư vòm họng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ngạt mũi, ngạt theo từng lúc, thỉnh thoảng có kèm theo chảy máu mũi lờ lờ như máu cá.

vicare.vn-nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-ung-thu-vom-hong-body-1

Nói khó, khàn tiếng

Nói khó và khàn tiếng cũng là một dấu hiệu đặc trưng của ung thư vòm họng. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng này đi kèm với khó nuốt không rõ nguyên nhân thì bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và phát hiện bệnh (nếu có).

Xuất hiện u ở cổ và cổ bị sưng

Trong cơ thể, vòm họng là nơi chứa rất nhiều cấu trúc mô bạch huyết. Chính yếu tố này khiến ung thư vòm họng phát triển rất nhanh. Tế bào ung thư xâm nhập vào các hạch bạch huyết từ đó lây lan sang khắp vùng cổ. Khi đó, vùng cổ, cằm, hàm sẽ có thể xuất hiện u và bị sưng, khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa, rát và đau.

Liệt dây thần kinh sọ não

Đây là triệu chứng cực kỳ nặng của bệnh và thường xuất hiện khi bệnh đã đến giai đoạn cuối. Khối u, tế bào ung thư di căn đến não sẽ làm tổn thương các dây thần kinh sọ não. Các dây thần kinh này có thể bị tổn thương đơn độc hoặc không. Khi đó, các triệu chứng đi kèm sẽ lần lượt xuất hiện: lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc...

Hơn nữa, khi các khối u ác tính lan sang các cơ quan, khu vực khác như môi, miệng, hạch bạch huyết, người bệnh có các triệu chứng: đau đầu dữ dội, thính lực giảm, mất cảm giác ở họng, chảy mủ mũi, thính giác bị suy giảm.

3. Những nguyên nhân nào gây nên ung thư vòm họng?

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh ung thư vòm họng chưa được xác định đầy đủ - dưới đây là 7 yếu tố nguy cơ gây bệnh:.

Yếu tố môi trường

Những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm đặc biệt là khí hydrocacbon thơm sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người khác. Vì trước khi đi vào trong cơ thể, những tác nhân độc hại này sẽ phải đi qua vòm họng. Lúc đó, chúng sẽ gây ra những kích thích, tác động không tốt làm tổn thương vòm họng và sản sinh ra các tế bào ung thư phát triển tại đây.

Thức ăn len men

Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng: Những người thường xuyên ăn cà muối, dưa muối, cá, thịt, trứng muối thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người không ăn hoặc thỉnh thoảng ăn.

Uống rượu, hút thuốc lá.

Bia rượu chiếm đến 1⁄3 nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng. Trong khi đó, thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại nicotine, benzene, amoniac, asen...Khi hút thuốc, khói thuốc chứa những chất độc hại này sẽ bám dính vào vòm họng và làm tổn thương niêm mạc và các tế bào khỏe mạnh, lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư vòm họng.

Virus Epstein-barr

Các kết quả sinh thiết khối u ung thư vòm họng có sự xuất hiện của Virus Epstein-barr. Do đó, loại vi rút này được nghi ngờ là một yếu tố gây nên bệnh ung thư vòm họng.

Yếu tố di truyền

Một số nghiên cứu y khoa cho thấy nếu trong gia đình có bố, mẹ, người thân ruột thịt khả năng những người thân cũng bị mắc ung thư vòm họng cũng cao hơn những người khác. Tuy vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định: “Ung thư vòm họng có di truyền hay không?”.

Giới tính và tuổi tác

Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có đến 70% bệnh nhân ung thư vòm họng có độ tuổi từ 30% đến 55%. Về giới tính, nam giới có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn nữ giới với tỷ lệ nam giới/nữ giới= 2,5/1. Lý do được giải thích do nam giới làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại và tiếp xúc với bia rượu, chất kích thích nhiều hơn nữ giới.

Quan hệ tình dục bằng miệng

Hình thức quan hệ này khiến vi rút HPV xâm nhập dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng và từ đó đi đến vòm họng. Loại vi rút này thường trú ẩn ở những nơi ẩm thấp như vòm họng, vùng kín. Chúng sống tiềm tàng, ẩn dật trong cơ thể và chờ thời cơ gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

4. Bị ung thư vòm họng có thể sống được lâu không?

vicare.vn-nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-ung-thu-vom-hong-body-2

Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân trên 5 năm có thể lên đến 70% thậm chí một số trường hợp điều trị được khỏi hẳn (khỏe mạnh và không tái phát trong 5 năm). Tuy nhiên, khi phát hiện và điều trị bệnh khi ung thư đã ở giai đoạn phát triển và di căn thì tỷ lệ sống 5 năm của người bệnh chỉ còn rất thấp từ 10% đến 40%.

Thời điểm phát hiện bệnh được coi là yếu tố quyết định đến cơ hội sống, thời gian sống của bệnh nhân ung thư vòm họng.

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ hội sống của bệnh nhân ung thư vòm họng bao gồm:

  • Phương pháp điều trị: ung thư vòm họng cũng được điều trị bằng 3 phương pháp chính là xạ phẫu thuật, trị và hóa trị. Ngoài ra, y học thế giới đã và đang nỗ lực để tìm ra những phương pháp chữa ung thư vòm họng đạt hiệu quả cao mà không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân như: sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học.
  • Loại ung thư vòm họng: Ví dụ ung thư biểu mô không phân biệt hóa có khả năng chữa trị, và cơ hội sống cao hơn ung thư mô liên kết.
  • Ngoài ra, lối sống lành mạnh, tâm lý thoải mái trong suốt quá trình điều trị bệnh cũng đóng góp không nhỏ trong việc gia tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

5. Làm sao để không mắc phải ung thư vòm họng?

Làm sao để không mắc phải ung thư vòm họng? Phòng chống ung thư vòm họng chính là cách tốt nhất giúp chúng ta nói không với căn bệnh này. Dưới đây là một số cách phòng chống ung thư vòm họng mà bạn có thể tham khảo:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia, rượu, các chất kích thích.
  • Chế độ ăn lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung đầy đủ đạm, protein, tinh bột, các loại vitamin, uống nhiều nước,...
  • Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ thông qua đường miệng vì có thể một trong hai người sẽ bị lây vi rút HPV từ người kia.
  • Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, chống độc khi làm việc trong môi trường độc hại như: nhà máy hóa chất, mỏ than, có nhiều bụi, bụi gỗ,.. Ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi.
  • Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kỳ tại các cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường về mặt sức khỏe, bạn nên đi khám ngay.

Xem thêm:

  • Ung thư vòm họng có lây không?
  • Cách điều trị ung thư vòm họng bằng cây lược vàng