Những câu chuyện muôn thuở về nhà vệ sinh bệnh viện
Hiện nay những câu chuyện xung quanh nhà vệ sinh trong bệnh viện đã không còn xa lạ gì với những người dân mỗi lần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Đây dường như là nỗi ám ảnh mà ngay cả nền y tế nước nhà cũng không tài nào kiểm soát. Khi mà các bệnh viện luôn trong trạng thái oằn mình gồng gánh hàng ngàn lượt bệnh nhân mỗi ngày, có thể nghĩ bệnh viện là nơi an t...
Những câu chuyện muôn thuở về nhà vệ sinh bệnh viện
Hiện nay những câu chuyện xung quanh nhà vệ sinh trong bệnh viện đã không còn xa lạ gì với những người dân mỗi lần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Đây dường như là nỗi ám ảnh mà ngay cả nền y tế nước nhà cũng không tài nào kiểm soát. Khi mà các bệnh viện luôn trong trạng thái oằn mình gồng gánh hàng ngàn lượt bệnh nhân mỗi ngày, có thể nghĩ bệnh viện là nơi an toàn và yên tâm nhất cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Vậy mà ít ai ngờ rằng xung quanh có những "ổ dịch" tiềm ẩn, mầm mống của các bệnh lý dễ lây lan; đó chính là nhà vệ sinh. Để nhằm hạn chế vấn đề này mới đây tại Hội nghị Câu lạc bộ giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kiêm Tiến cũng cho biết rằng Bộ Y tế đã đưa tiêu chí nhà vệ sinh vào để chấm điểm bệnh viện. Đây có thể xem như là một cuộc “tấn công” nhà vệ sinh ở các bệnh viện để chấm dứt tình trạng nhếch nhác, bẩn thỉu, là nỗi khiếp sợ của bệnh nhân.
Tình trạng chung các nhà vệ sinh của bệnh viện
Tại các bệnh viện, có thể dễ dàng bắt gặp các khu vực vệ sinh dành cho bệnh nhân và các khu vệ sinh chung còn rất bẩn. Với tình trạng thiếu nước, thiếu giấy, thiếu xà phòng rửa tay, dây đọng nước, hố xí bị vỡ, hư hỏng không được sửa chữa. Đặc biệt là mùi hôi nặng nề do lượng người dùng nhiều, không được xử lý kịp thời và tồn đọng theo thời gian gây ra bầu "không khí ô nhiễm". Tại một số bệnh viện, có một số nhà vệ sinh còn bị khóa cửa do không có người lau dọn.
Số bệnh viện có nhà vệ sinh an toàn chỉ trên đầu ngón tay
Theo một Báo cáo của Cục Quản lý Khám và điều trị bệnh khi kiểm tra các Bệnh viên để chấm điểm và xếp loại cho thấy, trong số 251 bệnh viện đã được chấm điểm theo tiêu chí chất lượng bệnh viện thang điểm 100, chỉ có 61 bệnh viện đạt 95 điểm trở lên, 180 bệnh viện đạt từ 74 - 94 điểm và 10 bệnh viện có số điểm dưới 65. Tuy nhiên, đối với tiêu chí nhà vệ sinh thì chỉ có 5,2% bệnh viện đạt tiêu chí ở các khu vực khác nhau riêng biệt (khu vực sạch và bẩn).
Tiêu chí cơ bản của nhà vệ sinh bệnh viện
Nhà vệ sinh đạt là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện đã được Bộ Y tế ban hành. Theo quy định này, nhà vệ sinh phải có giấy vệ sinh, bồn rửa tay, xà phòng (nước rửa tay), dung dịch sát khuẩn, có gương, không có mùi, đảm bảo 7 - 11 giường bệnh phải có 1 nhà vệ sinh.
Nguyên nhân tồn tại của nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn
Nói về vần đề này, Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên:
- Do chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức, thiếu sự tổ chức và quản lý hợp lý.
- Vẫn còn sự thiếu ý thức trong bảo quản và sử dụng của cả nhân viên y tế và người bệnh, người dân.
- Ngoài ra ở một số vùng như miền núi, vùng sâu, thiết kế nhà vệ sinh chưa phù hợp với tập quán và đặc điểm tình hình của địa phương nên nhà vệ sinh dù có nhưng chưa được sử dụng, bảo quản đúng.
- Việc thiếu nguồn lực bao gồm nhân lực và kinh phí cũng là một rào cản để các bệnh viện thực hiện tốt công tác vệ sinh.
Nguy cơ nhiễm bệnh từ nhà vệ sinh bệnh viện
1. Nhiễm trùng ngoài da
Các bệnh nhiễm trùng ngoài da như nhiễm nấm, viêm da, ngứa da... chủ yếu là do vi khuẩn và nấm gây ra. Vi khuẩn có thể xuất hiện ở mọi đồ vật, thậm chí phát tán trong không khí và lâu ngày nếu không bị loại bỏ, chúng sẽ sinh sôi càng nhiều. Nếu nhà vệ sinh dơ bẩn là điều kiện để chúng phát triển; khi da chúng ta tiếp xúc với các đồ vật trong nhà vệ sinh, các vi khuẩn, nấm sẽ di chuyển từ đồ vật đó sang da và gây bệnh. Vì thế, cần tránh các loại giấy vệ sinh bẩn, chạm tay vào các nhà vệ sinh.
2. Viêm gan A
Viêm gan A lây nhiễm phổ biến nhất qua việc dùng nhà vệ sinh bẩn. Các triệu chứng là sốt, buồn nôn và đau bụng. Bệnh nhân sẽ bị nhiễm từ phân của người bị nhiễm bệnh.
3. Cảm lạnh và cúm
Đây cũng là 1 kiểu nhiễm virus có thể lây lan bằng cách sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Khi ở nhà, có người bị cúm sẽ thấy rằng toàn bộ gia đình cũng có nguy cơ dễ bị lây. Cũng như việc sử dụng một nhà vệ sinh, bệnh này sẽ lây nhanh chóng.
4. Nhiễm tụ cầu khuẩn
Đây là một nhóm vi khuẩn gây ra vô số bệnh và phải cần tới 1 vài tháng để phục hồi. Chúng có bị lây từ nhà vệ sinh, nếu không giữ gìn sạch sẽ.
5. Nhiễm khuẩn E-coli
Khuẩn e-coli rất dễ lây lan trong nhà vệ sinh không sạch sẽ. Bệnh này có thể dẫn đến hiện tượng phân có máu, đau bụng và nôn mửa. Nhà vệ sinh nếu không được dọn dẹp, lau chùi kỹ lưỡng sẽ có rất nhiều loại vi trùng cứng như E. coli bám ở các vòi nước, máy sấy tay, máy rút giấy, nắm cửa, các sọt rác không được dọn dẹp thường xuyên. Đến các bệnh nhiễm trùng từ các bệ toilet.
6. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong khoảng 2,5 triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy hàng năm trên thế giới, có 8% bị tử vong và trong đó 80% trẻ tử vong ở độ tuổi dưới 2 tuổi. Vi khuẩn dễ phát sinh và lây lan ở những nơi đông người và không được giữ vệ sinh sạch sẽ, chẳng hạn như nhà vệ sinh công cộng.