Những căn bệnh về lưỡi ở trẻ và cách khắc phục
Khi chăm sóc trẻ, ngoài việc vệ sinh cho con hằng ngày thì các vấn đề ở khoang miệng của trẻ cũng là tình trạng mà các mẹ phải đặc biệt lưu tâm. Đặc biệt là khi lưỡi trẻ thường bị dơ, đóng váng sữa và tạo màu trắng... Khi quan sát kĩ, mẹ có thể kịp thời phát hiện đây là dấu hiệu bình thường hay là bệnh lý. Sau đây chị em hãy cùng
Những căn bệnh về lưỡi ở trẻ và cách khắc phục
HoiBenh điểm qua một số bệnh về lưỡi ở trẻ thường gặp, và cách khắc phục từng vấn đề nếu trẻ gặp phải.
Viêm lưỡi
Đây là một trong những bệnh về lưỡi ở trẻ em mà các mẹ thường thấy nhất. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh này là do trẻ thiếu vitamin B, vitamin PP hoặc thiếu sắt. Một số trẻ có thể mắc một số bệnh ngoài da như giang mai, apto miệng... cũng là nguyên nhân để viêm lưỡi bệnh lý.
Các mẹ có thể quan sát lưỡi của bé hằng ngày sau khi cho bé ti hoặc sau khi bé ăn xong, để kiểm tra xem lưỡi bé có dơ không và có những biện pháp rơ lưỡi cho trẻ. Trường hợp mẹ thấy lưỡi ở trẻ có màu đỏ, xuất hiện nhiều mụn rộp, láng bóng, lở loét ... thì khả năng rất cao lưỡi bé đã bị viêm lưỡi bệnh lý.
Cách tốt nhất khi phát hiện dấu hiệu bất thường các bệnh về lưỡi ở trẻ, mẹ nên cho con đi thăm khám để các bác sĩ điều trị. Các thuốc mà trẻ có thể sử dụng để khắc phục viêm lưỡi bệnh lý là những kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu nhiễm virus, hoặc bổ sung thêm lượng vitamin còn thiếu ở trẻ.
Bệnh lưỡi trắng
Trẻ bị bệnh lưỡi trắng, là khi quan sát thấy bề mặt lưỡi có màu trắng hoàn toàn. Loại bệnh này các mẹ có thể hoàn toàn dễ nhận ra ở con mình do viêm nhiễm và miệng trẻ có mùi hôi khó chịu khi tiếp xúc với bé. Phần lớn nguyên nhân bệnh này là do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Để chấm dứt tình trạng lưỡi trắng ở trẻ, các mẹ nên chú ý thói quen vệ sinh răng miệng ở trẻ sạch sẽ và kĩ càng hơn, rơ lưỡi cho bé đều đặn, cho bé uống nhiều nước lọc và các loại nước ép có tác dụng giúp sạch lưỡi của bé như nước khóm (dứa)...
Các mẹ có thể áp dụng phương pháp vệ sinh lưỡi cho bé ngay tại nhà bằng bài thuốc dân gian khi gặp các bệnh về lưỡi ở trẻ: Kết hợp sa phi + phèn chi + thanh đại mỗi loại 10g. Đem giã thành hỗn hợp nhuyễn rồi lọc lấy nước, chấm với ít thuốc bột rồi đánh lên lưỡi trẻ, mỗi ngày 2 lần.
Bệnh tưa lưỡi
Bệnh này xuất hiện ở niêm mạc miệng của bé hoặc vòm miệng, một số bé khác xuất hiện dấu hiệu bệnh ngay đầu lưỡi. Bệnh tưa lưỡi ở bé thường là do các vi khuẩn nấm gây nên, các vi khuẩn này tạo nên một lớp váng sữa đóng lại trên lưỡi của bé, ngày qua ngày không được vệ sinh, điều trị thì sữa sẽ đóng thành lớp dày và bao phủ khắp niêm mạc miệng, lợi và vòm miệng của bé.
Khi những nấm này phát triển sẽ làm cho lưỡi bé đau và bé chán bú, quấy khóc, khó chịu “làm khổ” mẹ. Các mẹ có thể trị cho bé khi bé bị tưa lưỡi bằng việc dùng thuốc bôi vào lưỡi cho bé. Theo các bài thuốc dân gian thì các mẹ sử dụng 40g thạch cao phi + 5g phèn chi + ngũ bội tử 100gr. Sau đó nghiền nát những hỗn hợp này lại, dùng vải lọc lấy nước và quấn vào dụng cụ rơ lưỡi cho bé, các mẹ thoa vào lưỡi bé ngày 2 hoặc 3 lần để bé nhanh khỏi.
Đẹn lưỡi, căn bệnh về lưỡi ở trẻ
Thường trẻ em hay mắc phải các tình trạng nóng trong, sốt đặc biệt là khi bé đang trong giai đoạn mọc răng thì bé thường bị nổi đẹn lưỡi. Đẹn lưỡi là một bệnh về lưỡi ở trẻ bị nhiễm trùng do nấm tạo ra. Khi trẻ bị đẹn lưỡi mọi cử động chạm vào phần đẹn làm trẻ đau, xót và khó trong việc ăn uống rất nhiều. Thông thường đẹn sẽ tự động hết ở trẻ sau một thời gian 10 – 15 ngày, hoặc sớm hơn tùy vào cơ địa của bé.
Các mẹ có thể bổ sung những thực phẩm mát cho con như cho con uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau xanh, rau củ có màu đỏ sẩm để làm thanh lọc cơ thể của bé. Nếu trường hợp nặng, mẹ nên đưa bé đến cơ sở Y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị cho bé kịp thời. Các mẹ không nên cho bé dùng thuốc tùy tiện vì dùng thuốc nhiều bé sẽ dễ bị nóng và làm cho bệnh nặng hơn.
Đễ giúp cho bé phòng các bệnh về lưỡi ở trẻ hiệu quả mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian để làm sạch lưỡi cho trẻ như rơ lưỡi cho bé bằng lá rau ngót. Lá ngót các mẹ rửa sạch rồi giã nhuyễn, lọc lấy nước sau đó dùng rơ lưỡi rơ cho bé.
Bên trên là một số bệnh lý thường hay xảy ra ở bộ phận lưỡi của trẻ, khi gặp phải các vấn đề này mẹ nên xác định tình trạng của bé là nặng hay nhẹ. Cần phải chăm sóc, vệ sinh vùng khoang miệng cho bé một cách sạch sẽ. Nếu như thấy biểu hiện ngày càng nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Tránh trường hợp tự điều trị tại nhà, và sử dụng các phương pháp không khoa học. Như vậy càng khiến cho khả năng lưỡi của bé bị viêm loét, bệnh càng nặng hơn.