Những cách cực hiệu quả chữa táo bón nặng tới mấy cũng khỏi

Táo bón lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy cơ kéo theo các vấn đề khác của sức khỏe. Chính vì vậy cần đặc biệt chú ý đến phương pháp chữa trị và cách phòng tránh để táo bón nặng không còn là nỗi “ám ảnh”.

Những cách cực hiệu quả chữa táo bón nặng tới mấy cũng khỏi Những cách cực hiệu quả chữa táo bón nặng tới mấy cũng khỏi

Tìm hiểu về chứng bệnh táo bón

Táo bón (tên tiếng Anh: Constipation) là tình trạng khó đi đại tiện có liên quan mật thiết đến chức năng hoạt động của ruột kết và ruột già (đại trực tràng). Nếu số lần đi tiêu trong tuần là 3 lần thì bạn đang mắc phải chứng táo bón, táo bón nặng thì số lần ít hơn. Phân do chứng táo bón gây ra sẽ khô và cứng, rất khó thoát ra khỏi hậu môn nên tạo cảm giác rất muốn đi tiêu nhưng không đi được hoặc phải rặn mạnh. Thời gian đi tiêu của người bị táo bón lâu hơn so với chế độ sinh hoạt hàng ngày của họ.

Bị táo bón nặng, lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ trở thành táo bón mạn tính, dễ dẫn đến bị trĩ hoặc là triệu chứng của bệnh khác.

Tại Việt Nam, táo bón dường như là tình trạng phổ biến, hay gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là người già, thừa cân và những người ngồi làm việc một chỗ lâu, ít vận động, hay đối mặt với stress, chế độ ăn uống chưa hợp lý.

Phân biệt táo bón thông thường - táo bón bệnh lý

Việc hình thành táo bón thường diễn ra âm thầm, không gây cảm giác khó chịu nên ít người quan tâm. Tuy nhiên, nếu triệu chứng táo bón lâu ngày sẽ gây ra nhiều phiền toái, gây đau, ảnh hưởng đến tâm lý (mệt mỏi, nặng nề, cáu bẳn) thì bắt buộc bạn phải chữa ngay.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về dấu hiệu khác nhau của chứng táo bón nặng và táo bón bệnh lý. Điều này là vô cùng quan trọng bởi táo bón bệnh lý là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa, nguy hiểm hơn có thể là ung thư đường ruột, ung thư đại trực tràng.

Biểu hiện của bệnh táo bón nặng

Dưới đây là một số biểu hiện điển hình của chứng táo bón nặng kéo dài mãn tính:

● Thời gian bị táo bón thường kéo dài trên vài tháng, trường hợp thành mạn tính sẽ tính bằng năm. Khoảng cách thời gian giữa 2 lần đại tiện xa nhau, có thể tới 3 – 4 ngày hoặc cả tuần mới đi một lần. Cảm giác thường xuyên muốn đi tiểu nhưng mỗi lần đi số lượng phân rất ít. Lâu ngày tình trạng tắc phân trở nên nặng hơn. Người già không tự chủ được việc đi đại tiện sẽ dễ bị rỉ phân gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến tâm lý.

● Phân do chứng táo bón nặng rất cứng và khô, do nghẽn tại đại tràng lâu nên càng ngày càng tích tụ thành khối cứng, kích thước to, rất khó để đi đại tiện như thông thường. Đôi khi phân có kèm máu tươi do những tổn thương khi phân di chuyển cọ xát với ruột và hậu môn gây ra.

● Quá trình bài tiết bị xáo trộn ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng khác trong cơ thể nên người bị táo bón nặng sẽ cảm thấy hay bị đau bụng, chướng bụng (đối với vùng bụng dưới), mệt mỏi, chán ăn, mất tập trung.

● Hậu môn là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều do chứng táo bón lâu ngày. Trong và sau khi đi tiêu, hậu môn sẽ bị đau do phải phình to để phân đi qua trong thời gian dài. Về lâu dài, có thể dẫn đến sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại rất khó điều trị.

● Do sự tích tụ của các chất cặn bã trong cơ thể lâu không được đào thải ra ngoài nên các vi khuẩn có trong phân có thể gây ra tình trạng nhiễm độc cho đường ruột và các cơ quan khác. Tình trạng này không phải khi nào cũng diễn ra nhưng là khía cạnh tác động đến tâm lý và sức khỏe của người bị táo bón nặng.

Nguyên nhân gây ra táo bón nặng

Loại bỏ những nguyên nhân do tổn thương thực thể gây ra như khối u trực tràng, đại tràng, trĩ và nứt hậu môn, rối loạn thần kinh thực vật, u xơ tử cung, dính ruột sau mổ, ... thì táo bón nặng do các nguyên nhân dưới đây tạo thành:

● Táo bón nặng là sự chuyển biến từ chứng táo bón thông thường nhưng không được chữa trị dứt điểm, kéo dài gây ra. Người mắc táo bón do chủ quan nên khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng, dẫn đến táo bón nặng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

● Chế độ ăn uống ít chất xơ: đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón và táo bón lâu ngày nếu không cải thiện thực phẩm nhiều chất xơ. Do không cung cấp đủ hàm lượng chất xơ mỗi ngày (từ 30 – 40g tùy độ tuổi), nhịp sống hiện đại với thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đã khiến cho tỷ lệ người bị táo bón nặng ngày càng có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, khả năng hấp thu của người cao tuổi kém, răng không còn khỏe nên lười ăn có nhiều chất xơ cũng là một lý do.

● Không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Nhiều người bận rộn với công việc lười uống nước, khiến cơ thể bị thiếu nước. Tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà táo bón lâu ngày là một trong những vấn đề hay gặp.

● Do thói quen nín đại tiện dẫn đến sự thay đổi thói quen đại tiện của cơ thể.

● Do mang thai: các bà bầu khi mang thai thường thay đổi về hoocmon thai kỳ, sự phát triển của thai nhi, chế độ ăn thay đổi, uống nhiều sắt, ...

● Do lạm dụng thuốc nhuận tràng: nhiều người tự ý điều trị táo bón bằng cách mua thuốc nhuận tràng về uống mà không có chỉ dẫn của thầy thuốc. Kích thích tố trong thuốc nhuận tràng làm xuất hiện các chu kỳ đi đại tiện bất thường. Nếu lạm dụng, đại tràng bị tổn thương và mất đi phản xạ tự nhiên, hết sức khó khăn khi đi tiêu, gây ra táo bón nặng.

● Do chứng suy nhược cơ thể dẫn đến hoạt động trao đổi chất chất yếu, nhu động ruột và trương lực của cơ thành bụng kém nên xảy ra tình trạng táo bón nặng.

● Ngoài ra, những người ngồi lâu một chỗ, sử dụng nhiều chất kích thích gây hại sẽ làm tình trạng táo bón nặng hơn.

vicare.vn-nhung-cach-cuc-hieu-qua-chua-tao-bon-nang-toi-may-cung-khoi-body-1
Thói quen xấu trong ăn uống làm gia tăng số lượng người bị táo bón nặng

Chứng táo bón nặng có nguy hiểm không?

Táo bón nặng sẽ để lại nhiều phiền toái cho người bị về chất lượng cuộc sống và khó tập trung trong công việc. Đặc biệt, người bị táo bón nặng có khả năng dễ bị sa trực tràng, bệnh trĩ. Lúc này, việc điều trị bệnh tốn thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn.

Đối với người già, nếu không điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Táo bón nặng, rặn mạnh khi đại tiện sẽ khiến mạch máu dễ bị co lại, gây ra cao huyết áp dữ dội. Đồng thời áp lực tại bụng và trong lồng ngực lớn đưa máu lên mạch máu não quá nhanh, gây áp lực cho khu vực não bộ. Nguy cơ có thể vỡ mạch máu não và xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy không nên coi thường chứng táo bón lâu ngày.

Một vài phương pháp chữa và phòng tránh táo bón nặng vô cùng hiệu quả

Để điều trị táo bón nặng, trước hết hãy thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, ... Nếu những cách trên ít có tác dụng thì mới dùng đến sự hỗ trợ của thuốc hoặc các thực phẩm chức năng. Sử dụng thuốc làm mềm phân, trơn phân: chất paraftin, glycerol có trong thuốc sau khi uống hoặc bơm vào hậu môn sẽ di chuyển đến khối phân và làm cho chúng trở nên mềm hơn, trơn hơn giúp phân dễ đào thải ra ngoài. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung men vi sinh và chất xơ nếu cơ thể hấp thụ không tốt, chậm.

Một số thực phẩm và loại rau khắc phục nhanh tình trạng táo bón nặng gây khó chịu là:

● Ăn khoai lang: vốn dĩ khoai lang có vị ngọt, tính bình, nhuận tràng, được coi như “thảo dược quý” trong điều trị bệnh táo bón lâu ngày. Ngoài ra, lá khoai, ngọn khoai nấu ăn cũng rất tốt.

● Rau diếp cá: nhiều người gọi đây là “thần dược” dành cho người bị táo bón nặng. Chỉ cần sao khô lá diếp và lấy khoảng 10g hãm cùng nước sôi, uống như trà sẽ cho kết quả hiệu nghiệm. Trong rau diếp cá có khả năng thanh nhiệt cơ thể vì thế được ưa dùng.

● Quả sung: hàm lượng chất xơ có trong quả sung rất cao nên nhiều người dùng sung tươi hầm cùng với ruột già lợn để ăn hàng ngày.

● Ngoài ra, các vị thuốc Nam cũng được xem là dược liệu chữa táo bón lâu ngày rất công dụng.

● Mè đen: còn gọi là hắc chi ma, có khả năng chữa táo bón nặng vì có chứa các chất dầu, phytin, cholin, methionin, protein tốt cho đường ruột và tiêu hóa.

● Nhựa lô hội: dùng lô hội để chữa táo bón nhờ tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, thông tiện, giáng hỏa. Cách dùng khá đơn giản, chỉ cần nghiền nát khoảng 6g nhựa lô hội khô, trộn với đường, sau đó ngậm và nuốt dần sẽ cải thiện tình trạng táo bón nặng rất nhiều.

● Bên cạnh đó còn rất nhiều vị thuốc khác như: bồ kết, quả mướp tươi, Mạch môn, Đại hoàng, Thảo quyết minh, ... Bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Phòng tránh táo bón

vicare.vn-nhung-cach-cuc-hieu-qua-chua-tao-bon-nang-toi-may-cung-khoi-body-2
Ăn nhiều rau xanh để đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Táo bón nặng hoàn toàn có thể phòng tránh một cách dễ dàng. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin tránh không phải gặp tình huống “nặng bụng:

  • Thay đổi thói quen ăn uống:

Tạo ra sự chuyển biến về thời gian biểu và thói quen: không bỏ bữa sáng, ăn uống đúng giờ, không vừa làm việc vừa ăn. Ăn những thức ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Nói không với thức ăn đông lạnh, chế biến sẵn, nhiều tinh bột.

  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày:

Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, hãy luôn nhớ uống nước mỗi ngày đủ 2 lít. Tránh xa các loại nước như rượu, bia, cà phê bởi sẽ gây tác dụng ngược lại.

  • Bổ sung đầy đủ chất xơ:

Hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây trong mỗi bữa hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho phân không bị khô, nước vẫn giữ trong phân giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.

  • Không ăn nhiều đồ ăn khó tiêu:

Đồ ăn khó tiêu khiến cho chứng táo bón lâu ngày sẽ đeo bám bạn dai dẳng. Do vậy, nên hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, cay, nóng, ...

  • Hạn chế ngồi lâu:

Hãy đứng lên vận động, đi lại xung quanh chỗ ngồi trong khoảng vài phút để đường ruột hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa chứng táo bón.

  • Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ:

Hình thành thói quen phản xạ có điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và nhịp nhàng, lúc này táo bón sẽ khó mà quay trở lại.

Xem thêm:

  • Phương pháp đơn giản điều trị táo bón
  • Ngại gì táo bón với tuyệt chiêu “bốn không” dưới đây