Những bộ phận này càng xấu xí thì chứng tỏ thai kỳ của mẹ đang khỏe mạnh. Xem ngay bài này
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ bị mất tự tin và lo lắng về việc mang bầu da xấu, mang bầu nách thâm, rạn da hay nhũ hoa thâm đen. Và đây là một tin mừng với các mẹ bầu, những bộ phận này càng xấu xí thì chứng tỏ thai kỳ của mẹ đang càng khỏe mạnh. Xem ngay bài viết này để hiểu rõ hơn.
Những bộ phận này càng xấu xí thì chứng tỏ thai kỳ của mẹ đang khỏe mạnh. Xem ngay bài này
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ bị mất tự tin và lo lắng về việc mang bầu da xấu, mang bầu nách thâm, rạn da hay nhũ hoa thâm đen. Và đây là một tin mừng với các mẹ bầu, những bộ phận này càng xấu xí thì chứng tỏ thai kỳ của mẹ đang càng khỏe mạnh. Xem ngay bài viết này để hiểu rõ hơn.
Mang bầu da xấu
Các hormone thai kỳ phát triển mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của mẹ và thường mang bầu da xấu đi rất nhiều. Những thay đổi không mong muốn sẽ tìm đến với bạn và kéo dài suốt 9 tháng này gây ra những vấn đề về da như:
Nám da: Trong thời gian mang bầu, hầu hết chị em phụ nữ đều trải qua triệu chứng nám da này. Theo đó, những vết nám thường xuất hiện trên má và mũi, thường được gọi là độc khí. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng lượng hormone estrogen gây ra quá trình sản xuất melanin trên da.
Mụn: Nguyên nhân gây mụn khi mang thai cũng là do sự gia tăng lượng kích thích tố thai kỳ. Mẹ bầu cần lưu ý, để hạn chế hiện tượng này, chị em nên làm sạch da với sữa rửa mặt từ thiên nhiên và tuyệt đối tránh sử dụng các loại kem trị mụn. Đây là triệu chứng phổ biến khi mang thai và thường sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu.
Quầng thâm ở mắt: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mắt mẹ có thể xuất hiện những vết quầng thâm do thiếu ngủ vì bụng bầu đã lớn, không tìm được tư thế ngủ thoải mái nhất. Để hạn chế, mẹ nên dùng vài lát khoai tây chà nhẹ dưới da mắt hàng ngày. Thêm nữa, mẹ bầu cũng nên tìm sự hỗ trợ với gối ôm và những thực phẩm giúp dễ ngủ để tránh bị mất ngủ.
Da tay khô ráp: Hiện tượng da tay khô ráp và nứt nẻ có thể xảy ra ở những tháng đầu mang thai. Mẹ có thể sử dụng những loại kem bôi da tay từ thiên nhiên trước khi đi ngủ để giữ làn da luôn mịn màng, tuy nhiên cần tránh những loại kem có chứa thành phần hóa học để an toàn nhất với thai nhi.
Mắt sưng: Thai nhi phát triển ngày một nhanh chóng sẽ đặt áp lực lên các mạch máu vùng bụng và chân, kết quả là quá trình lưu thông máu và nước bị chậm lại, gây ra hiện tượng sưng phù ở mắt, chân, tay. Trong trường hợp này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đứng một chỗ quá lâu để gây áp lực lên các mạch máu. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ nên mẹ đừng quá lo lắng.
Môi khô, nẻ: Đây có thể là dấu hiệu mẹ không uống đủ nước. Mẹ bầu được khuyên nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa cơ thể bị mất nước.
Xuất hiện nốt ruồi: Nốt ruồi, mụn và vết sẹo do đã từng bị thương trước đó thường có xu hướng hiện lên rõ ràng, sẫm màu và lớn hơn, nổi bật hơn khi mẹ bầu bí. Đây là hiện tượng bình thường do mẹ bị tăng cân khi mang thai. Sau sinh, hiện tượng này sẽ giảm dần.
Phát ban trên da: Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu thường tăng cao, gây tiết mồ hôi và nổi mẩn đỏ trên da. Mẹ bầu nên uống nhiều nước để hạn chế tình trạng này. Nếu ngứa ngáy quá làm phiền đến bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc an toàn cho bà bầu.
Rạn da
Rạn da khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang thai là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.
Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.
Yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai, bạn có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.
Mẹ có thể phòng ngừa rạn da bằng cách bôi dầu ô liu, dầu dừa hoặc kem chống rạn từ thiên nhiên vào những vùng da dễ có nguy cơ bị rạn. Thêm nữa, chị em cũng cần kiểm soát cân nặng, tránh bị tăng cân quá nhiều sẽ hạn chế được vấn đề rạn da.
Mang bầu nách thâm
Mang bầu nách thâm là tình trạng phổ biến, xảy ra với nhiều mẹ bầu trong thai kỳ, càng đến gần ngày sinh thì tình trạng bị thâm nách có thể sẽ càng nặng.
Sở dĩ trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bầu bị thâm đen đi đáng kể. Progesterone tăng lên đồng nghĩa với việc thai kỳ của mẹ đang phát triển tốt và mẹ cũng đừng lo lắng bởi sau sinh nở, da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường nhưng sẽ cần thời gian ở mỗi bà mẹ là khác nhau.
Nhũ hoa thâm đen
Estrogen tăng lên khi mang thai ngay từ những ngày đầu đã khiến ngực mẹ bầu phát triển đáng kể để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Không chỉ tăng lên về kích cỡ, nhũ hoa của mẹ bầu cũng chuyển sang màu thâm đen hơn, mạch máu cũng nhìn rõ hơn. Hiện tượng nhũ hoa thâm đen này là một trong những thay đổi rất bình thường khi phụ nữ mang thai và là một trong những dấu hiệu thai kỳ đang phát triển tốt.
Do sự thay đổi về nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể gây ra cả hiện tượng đau đầu nhũ hoa. Khi các hormone này tăng lên sẽ làm tăng lưu lượng máu cũng như những thay đổi của mô ngực, kích thích tuyến vú được nở ra khiến ngực mẹ bầu trở nên to hơn, đau cứng, nhạy cảm khi chạm phải, đặc biệt là ở nơi nhũ hoa. Cảm giác đau tức giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng nặng hơn.
Hầu hết, các chị em đều thấy đau đầu nhũ hoa vào 3 tháng đầu thai kỳ, cảm thấy nặng nề thường ở tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 6 của thai kỳ. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để bộ ngực thực hiện thiên chức làm mẹ sau này: tạo sữa cung cấp cho bé.
Việc đau nhũ hoa khi mang thai không nguy hiểm, và sẽ tự biến mất sau tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là một tín hiệu giúp mẹ bầu biết được mình đang mang thai.
Tuy nhiên, nếu đau nhũ hoa khi mang thai kèm một số dấu hiệu sau đây, việc đi khám cần được tiến hành sớm vì có thể là những bất thường trong thai kỳ:
- Đau nhũ hoa, lan ra toàn ngực, kèm khó thở, ho.
- Cơn đau lan xuống hai cánh tay.
- Đau nhũ hoa kèm chóng mặt đổ mồ hôi, khó thở bất thường.
- Cơn đau kéo dài qua cả 3 tháng đầu thai kỳ, đau một bên ngực và sốt.
Các mẹ lưu ý khi có những khó chịu vì đau nhũ hoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
Nhìn chung, sau khi sinh vài tháng thì những lo lắng như mang bầu da xấu, mang bầu nách thâm, rạn da, nhũ hoa thâm đen tất cả cũng sẽ giảm dần và biến mất nhanh chóng. Điều đặc biệt là những bộ phần này càng xấu xí thì chứng tỏ thai kỳ của mẹ đang khỏe mạnh. Vì vậy, các mẹ bầu đừng quá lo lắng, hãy uống nhiều nước, ăn đủ chất và vận động thường xuyên để tốt cho cả mẹ và con trong bụng. Chúc mẹ sức khỏe!
Xem thêm:
- Sau sinh non bao lâu để có thai là hợp lý?
- Sau sinh uống nước rau má được không
- Top 5 phòng khám thai ngoài giờ tại Hà Nội uy tín, chất lượng bác sĩ có tâm