Những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ
Bạn đã bao giờ quan tâm sau trong 24 giờ đầu tiên của một em bé sẽ như thế nào và được các bác sĩ nhi khoa kiểm tra những gì? Khoảng thời gian 24 giờ sau khi sinh đối với bé là thời gian vô cùng quan trọng và đầy cảm xúc. Bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ
Những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ
Bạn đã bao giờ quan tâm sau trong 24 giờ đầu tiên của một em bé sẽ như thế nào và được các bác sĩ nhi khoa kiểm tra những gì? Khoảng thời gian 24 giờ sau khi sinh đối với bé là thời gian vô cùng quan trọng và đầy cảm xúc. Bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho mẹ thông tin về những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ.
Trên thực tế, mỗi thủ tục và việc xét nghiệm sẽ khác nhau tùy vào bé được sinh mổ hay sinh thường. Nhưng nhìn chung, bé sẽ được kiểm tra những bộ phận sau:
Những khâu kiểm tra đầu tiên trên cơ thể bé
- Kiểm tra xem bé có bị dị tật không?
Đây là bước kiểm tra vật lý đầu tiên của các bác sĩ khi kiểm tra cơ thể em bé sơ sinh. Nhìn chung bố mẹ nào cũng có nỗi lo con mình mắc phải triệu chứng nào đó khiếm khuyết trên cơ thể, hoặc thuộc vào dạng bé bị hội chứng down, chậm phát triển,...Và đây là điều mà không một cặp bố mẹ nào mong muốn con mình gặp phải. Vì thế, việc kiểm tra xem bé có bị dị tật không là bước đầu tiên mỗi khi tiến hành kiểm tra cơ thể em bé sau khi lọt lòng mẹ. Có thể những chuẩn đoán trước kia có sự sai sót, do di truyền...hoặc có bất cứ vấn đề nào đó xảy ra có thể dẫn đến việc bé bị dị tật. Tuy nhiên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào bố mẹ cũng nên bình tĩnh và yêu thương bé con của mình.- Tìm xem bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng không?
Đây là bước thứ hai các bác sĩ tiến hành kiểm tra vật lý trên cơ thể bé để xác định cơ thể bé lành lặn và tiến hành sơ cứu kịp thời nếu như bé bị nhiễm trùng.
- Kiểm tra độ vàng da của trẻ.
- Cùng trao đổi với bố mẹ về khả năng và thái độ của bé sơ sinh với nhu cầu dinh dưỡng.
- Sau đó các bác sĩ cũng tiến hành nghe nhịp tim và kiểm tra các bộ phận sinh dục của bé. Đây là 2 trong những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ để có thể nhận biết được những dấu hiệu bất thường về tim cùng các bộ phận sinh dục của bé. Đặc biệt cần chắc chắn bé không nằm trong các trường hợp bị tim bẩm sinh từ bé.
- Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra xem đường ruột của bé có bất thường không, trên cơ thể có chỗ nào sưng tấy không, và cuối cùng là kiểm tra máu của bé.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra trọng lượng, chiều dài, chu vi vòng đầu bé và xác định các phép đo trên biểu đồ tăng trưởng.
Những bộ phần cần được kiểm tra thường xuyên
Đầu
Cụ thể bác sĩ sẽ kiểm tra phần thóp trên đầu của bé để đảm bảo xương sọ của bé luôn được an toàn. Bé cũng được kiểm tra độ cân đối, hình dạng của đầu bất thường gì không.
Miệng
Tình trạng nấm miệng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nên việc quan sát vòm miệng của bé có thể giúp tiết lộ những dấu hiệu ban đầu xem bé có bị nấm miệng ( đặc biệt là nhiễm nấm men) không?
Da
Tuy làn da của mỗi bé khác nhau do cơ địa, tuy nhiên các bác sĩ sẽ kiểm tra các vết bớt hoặc dấu hiệu phát ban, nhiễm trùng trên da của bé. Đây cũng là những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ để có thể dự liệu được những bất ổn có thể xảy ra với bé sau này và có biện pháp phòng tránh, điều trị từ đầu hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và kiểm tra thị giác, thính giác của trẻ.
Tai
Với tai, các chuyên gia sẽ xem tai bé có chảy dịch hoặc bị nhiễm trùng tai không thông qua thiết bị chuyên dụng. Khi kiểm tra, bác sĩ cũng quan sát phản ứng của bé trước những âm thanh khác nhau, bao gồm có giọng nói của ba mẹ.
Mắt
Bằng cách sử dụng kính soi đáy mắt, bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu bé có bị tắc tuyến lệ hoặc chảy nhiều nước mắt không.
Trên đây bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về những bộ phận cần được kiểm tra trong 24 giờ sau sinh của trẻ , các cặp vợ chồng nên nắm được điều này để có thể quan sát biểu hiện sức khỏe của bé. HoiBenh hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mẹ đỡ bối rối trong quá trình nuôi con của mình.