Những biểu hiện và biến chứng của tiền sản giật nặng

Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và nó sẽ chấm dứt sau 6 tuần sau sinh. Nhưng, tiền sản giật nặng có thể phát triển sớm trước thời điểm đó với sự hiện diện của bệnh lá nuôi.

Những biểu hiện và biến chứng của tiền sản giật nặng Những biểu hiện và biến chứng của tiền sản giật nặng

Tiền sản giật là một bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kì với ba triệu chứng chính : tăng huyết áp, protein niệu và phù .

Tiền sản giật được chia làm 2 loại là tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng.

Triệu chứng của tiền sản giật nhẹ có thể diễn tiến nhanh chóng sang tiền sản giật nặng. Vậy tiền sản giật nặng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người mẹ và thai nhi?

1. Nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền sản giật: Căng cơ tử cung gây ra phản xạ, thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng, thiếu máu cục bộ, sự mất cân bằng giữa Prostacyclin và Thromboxan, thai phụ lớn tuổi, chữa trứng....

2. Dấu hiệu của tiền sản giật nặng

vicare.vn-nhung-bieu-hien-va-bien-chung-cua-tien-san-giat-nang-body-1

Khi người phụ nữ mang thai có một trong các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp tâm trương ≥ 160 mmHg và/hoặc tâm thu ≥110mmHg,
  • Xét nghiệm chỉ số Protein niệu cho kết quả ≥ 3g/l.
  • Xét nghiệm máu cho kết quả hàm lượng tiểu cầu ít. Số lượng tiểu cầu <150.000/mm3.
  • Người bệnh có dấu hiệu rối loạn thị giác và tri giác.
  • Xuất hiện tình trạng đau đầu, đau thượng vị hoặc phần tư trên của hạ sườn phải ở người phụ nữ mang thai.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu phù phổi.
  • Lượng nước tiểu ít, kết quả kiểm tra <400ml/24 giờ.
  • Xét nghiệm gan cho kết quả tăng men gan.
  • Kết quả kiểm tra thai nhi: thai chậm phát triển

3. Biến chứng của tiền sản giật nặng

Đối với người mẹ

Tiền sản giật gây nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể người mẹ:

  • Hệ thần kinh trung ương: gây nên hiện tượng phù não, xuất huyết não, màng não,
  • Thị giác: Có nguy cơ dẫn đến mù mắt do phù võng mạc, và co thắt động mạch. Tuy nhiên, đây cũng là biến chứng hiếm gặp.
  • Thận: Có khả năng gây hoại tử ống thận cấp, và dẫn đến suy thận cấp.
  • Gan: Chảy máu dưới bao gan, có thể dẫn đến vỡ gan gây xuất huyết trong ổ bụng.
  • Tim và phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp gây nguy hiểm cho người mẹ.
  • Huyết học: Rối loạn đông máu, tình trạng giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch.

Đối với thai nhi

  • Khoảng 40% tiền sản giật nặng sẽ gây nên hiện tượng sinh non ở thai nhi.
  • Khoảng 56% thai nhi chậm phát triển trong trường hợp tiền sản giật nặng.
  • Tử vong chu sinh (10%): Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu thai nhi bị đẻ non hoặc biến chứng của trường hợp rau bong non.

4. Điều trị tiền sản giật nặng

vicare.vn-nhung-bieu-hien-va-bien-chung-cua-tien-san-giat-nang-body-2

Vì tiền sản giật nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi nên người bệnh phải nhập viện và cần sự theo dõi của bác sĩ. Bệnh nhân cần theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, và theo dõi cả cân nặng và protein niệu hàng ngày, tiến hành xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct (tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ), bên cạnh đó, tiến hành đánh giá các chức năng gan, thận, rối loạn đông chảy máu, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.

Qua bài viết trên, hi vọng mọi người có thể hiểu thêm về tiền sản giật nặng và những nguy cơ của nó. Nếu chẳng may, gặp phải bệnh lý này, người phụ nữ mang thai phải nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế để bác sĩ có những sự can thiệp kịp thời để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra cho người mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Mẹ đã biết gì về khái niệm tiền sản giật khi mang thai?
  • Cách điều trị tiền sản giật khi mang thai mẹ bầu nên lưu tâm?