Những biện pháp khắc phục tình trạng bé 1 tuổi bị nôn khi đang ăn

Trẻ bị nôn hoặc trớ khi đang ăn là một hiện tượng thường thấy và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ, hiện tượng nôn và trớ cũng có nhiều sự khác biệt, và nếu như bé bị nôn khi đang ăn liên tục thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

Những biện pháp khắc phục tình trạng bé 1 tuổi bị nôn khi đang ăn Những biện pháp khắc phục tình trạng bé 1 tuổi bị nôn khi đang ăn

Trẻ bị nôn hoặc trớ khi đang ăn là một hiện tượng thường thấy và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ, hiện tượng nôn và trớ cũng có nhiều sự khác biệt, và nếu như bé bị nôn khi đang ăn liên tục thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

Phân biệt nôn và trớ

Trớ là hiện tượng luồng thức ăn bị trào ngược đơn thuần, thường do tác động của rối loạn nhu động thực quản mà không có sự co bóp của các cơ thành bụng. Trớ là hiện tượng bình thường của trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng đầu khi ăn và không cần phải điều trị.

Nôn là hiện tượng thức ăn bị đẩy mạnh ra ngoài miệng từ dạ dày của trẻ nhỏ, thường liên quan tới các bệnh lý hơn là hiện tượng trớ. Thức ăn bị đẩy ra ngoài do sự co bóp của cơ trơn dạ dày, ruột và sự co thắt của các thành bụng, khiến cho bé bị nôn khi đang ăn.

Trớ thường là do sự phản ứng của trẻ đối với các loại thức ăn, còn nôn thì có thể là do trẻ quấy khóc hoặc chạy nhảy nhiều khi đang ăn khiến cho nhu động ruột bị kích thích hoặc là biểu hiện của bệnh. Một số bệnh thường gặp có triệu chứng là nôn có thể kể đến như ngộ độc thức ăn, viêm màng não, tắc ruột, rối loạn nước điện giải...
vicare.vn-nhung-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-be-1-tuoi-bi-non-khi-dang-an-body-1

Cách xử trí khi bé bị nôn, trớ

Khi bé bị nôn khi đang ăn thì nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy. Không để cho bé nằm ngửa vì như vậy chất nôn sẽ tràn vào khí quản khiến cho bé bị sặc rất nguy hiểm.

Để cho bé bớt nôn trớ, sau đó cho bé uống một lượng nhỏ nước chín hoặc dung dịch Oresol. Sau khi bị nôn, giống như đi tiểu lỏng, cơ thể sẽ mất một lượng nước do đó bé sẽ cảm thấy khát, cần phải bổ sung thêm nước. Không nên cho bé uống quá nhiều nước một lúc vì có thể khiến cho bé bị sặc mà phải cho bé uống từng ngụm nhỏ từ từ.

Nếu bé đã đỡ nôn, trớ thì cho bé uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Nếu thấy bé đã bớt nôn, trớ thì chỉ mẹ có thể tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình như bình thường. Từ 12 - 24h tiếp theo nếu thấy không có hiện tượng nôn, trớ nữa thì có thể cho bé ăn uống bình thường và cho bé uống nhiều nước. Mẹ nên bắt đầu bằng những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua. Nếu sau khi cho bé uống dung dịch Oresol mà bé vẫn nôn nhiều thì nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.

Khi bé nôn quá nhiều có nghĩa là bộ phận tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Những lúc này mẹ không nên cho bé ăn thêm các thức ăn ngoài khác tránh khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ càng phải làm việc nặng nhọc hơn. Mẹ chỉ nên cho bé uống nước để bé không bị mất nước, đừng ép bé ăn khi bé không muốn, điều này chỉ khiến cho hiện tượng nôn, trớ của bé càng trầm trọng và bé quấy khóc nhiều hơn.
vicare.vn-nhung-bien-phap-khac-phuc-tinh-trang-be-1-tuoi-bi-non-khi-dang-an-body-2

Sau khi cho bé uống dung dịch Oresol và nước chín, cho bé nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục lại. Tuyệt đối không cho bé sử dụng các loại thuốc chống nôn khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp bé bị nôn khi đang ăn kéo dài kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng, co giật và có những dấu hiệu mất nước như miệng khô, tiểu ít,... mẹ cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời vì đây rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

Trong trường hợp bé bị sặc, không cố lấy tay móc thức ăn để bé nôn ra vì như thế sẽ càng làm cho bé bị sặc mạnh hơn. Dùng tay vỗ vào sau lưng trẻ để tống chất chất nôn ra ngoài. Nếu thấy bé còn bị mệt thì cần đưa bé đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.