Những biện pháp khắc phục khi trẻ bị cảm lạnh và cúm
Khi bé nhà bạn bị sổ mũi, bạn phải làm gì? Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng thuốc ho, thuốc cảm. Vậy bố mẹ hãy thử các biện pháp khắc phục nhẹ nhàng, hiệu quả và an toàn sau đây khi trẻ bị cảm lạnh. 1. Hạn chế hoạt động Khi bé không chịu ngủ, bố mẹ có thể khuyến khích con hoạt động nhẹ nhàng. Nếu bé đủ tuổi nhận thức, hãy để cho bé xem ...
Những biện pháp khắc phục khi trẻ bị cảm lạnh và cúm
Khi bé nhà bạn bị sổ mũi, bạn phải làm gì? Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng thuốc ho, thuốc cảm. Vậy bố mẹ hãy thử các biện pháp khắc phục nhẹ nhàng, hiệu quả và an toàn sau đây khi trẻ bị cảm lạnh.
1. Hạn chế hoạt động Khi bé không chịu ngủ, bố mẹ có thể khuyến khích con hoạt động nhẹ nhàng. Nếu bé đủ tuổi nhận thức, hãy để cho bé xem 1 đoạn video yêu thích hoặc cho bé một cuốn sách tô màu hoặc có thể cho bé trò chuyện điện thoại cùng ông bà...
2. Tạo không khí ẩm
Tạo không khí ẩm giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi hay một bồn tắm nước ấm giúp bé thư giãn. Bố mẹ có thể dùng máy phun sương vào ban đêm hoặc buổi trưa để bé có giấc ngủ ngon.
3. Nhỏ mũi
Lời khuyên đầu tiên cho con bạn là nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối vào mũi bé để hạn chế dịch nhày. Cố gắng giữ trong 15 đến 30 giây đầu.
4. Thuốc bôi
Thuốc bôi có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nghiên cứu cho thấy loại thuốc này có thể làm cho người bệnh cảm thấy thở tốt hơn bằng cách tạo ra một cảm giác mát lạnh trong mũi. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm thuốc bôi làm đặc biệt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi trở lên. Bố mẹ hãy xoa bóp vào thân, ngực, cổ và lưng của bé. Không bôi vào miệng hoặc mũi của con mình, xung quanh mắt, hoặc bất cứ nơi nào trên khuôn mặt của trẻ.
5. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và sốt, loãng dịch tiết mũi. Bạn hãy chọn một thức uống mà trẻ rất thích. Nước lọc là rất tốt, nhưng con của bạn có thể thấy nó không hấp dẫn. Hãy thử sinh tố trái cây và các loại nước ép khác.
6. Súp
Nước ấm có thể giúp trẻ đỡ tắc mũi hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng súp gà thực sự làm giảm triệu chứng cảm lạnh như đau, mệt mỏi, tắc mũi và sốt.
7. Nâng cao đầu khi ngủ
Nâng cao đầu giúp trẻ hít thở thoải mái hơn khi ngủ. Nếu con bạn ngủ trong giường cũi, hãy đặt một chiếc khăn lông hoặc gối mỏng dưới đầu. Đối với những bé ngủ trong một chiếc giường lớn, bố mẹ có thể đặt thêm một chiếc gối mỏng dưới đầu cho bé.
8. Mật ong
Bố mẹ có thể cho con uống nước mật ong để làm dịu cổ hỏng và cơn ho của trẻ. Cho con bạn uống 1/2 đến 1 muỗng cà phê mật ong hoặc trộn mật ong với nước nóng và thêm một vắt chanh. Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong, điều này có thể gây ra một loại bệnh hiếm gặp và đôi khi gây tử vong được gọi là ngộ độc cho trẻ sơ sinh.
9. Hút mũi
Hút dịch nhầy trong mũi có thể giúp trẻ thở và ngủ một cách dễ dàng hơn và cảm thấy thoải mái hơn. Hãy dùng máy hút mũi, làm nhẹ nhàng nếu mũi con bạn bị đau hãy bôi cho trẻ chút kem hoặc thuốc mỡ.
10. Súc miệng bằng nước muối (trẻ 4 tuổi trở lên)
Súc miệng bằng nước muối là một cách giúp làm dịu cổ họng bị đau. Nó cũng giúp loại bỏ chất nhầy từ cổ họng. Bạn chỉ cần trộn 1/2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm cho con súc miệng 3-4 lần trong 1 ngày.
(Nguồn: www.babycenter.com)