Những biến chứng thường gặp khi cắt và nong bao quy đầu cho trẻ

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phổ biến, thường gặp ở bé trai với tỉ lệ mắc khá cao khi mới sinh ra. Tuy nhiên, liệu rằng trẻ rơi vào tình trạng này đều cần được xử lý từ khi con nhỏ? Những biến chứng thường gặp khi cắt bao quy đầu cho trẻ được chia sẻ dưới đây sẽ là lời cảnh tỉnh giúp các bậc phụ huynh cẩn thận hơn với hành động của mình.

Những biến chứng thường gặp khi cắt và nong bao quy đầu cho trẻ Những biến chứng thường gặp khi cắt và nong bao quy đầu cho trẻ

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phổ biến, thường gặp ở bé trai với tỉ lệ mắc khá cao khi mới sinh ra. Tuy nhiên, liệu rằng trẻ rơi vào tình trạng này đều cần được xử lý từ khi con nhỏ? Những biến chứng thường gặp khi cắt bao quy đầu cho trẻ được chia sẻ dưới đây sẽ là lời cảnh tỉnh giúp các bậc phụ huynh cẩn thận hơn với hành động của mình.

Thực tế, dù tình trạng này phổ biến nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết phải làm gì để khắc phục đúng cách. Đặc biệt, có không ít người nghe theo chỉ dẫn của bạn bè, vội vàng đưa các em nhỏ, thậm chí là mới vài tháng tuổi, đi nong cắt, gây ra nhiều biến chứng vô cùng đáng tiếc. Để giúp bảo vệ bộ phận sinh dục của trẻ tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hẹp bao quy đầu thực chất là gì?

Bao quy đầu vốn là phần da bên ngoài che phủ quy đầu. Hẹp bao quy đầu là khái niệm dùng để chỉ tình trạng da bao quy đầu không thể tự tuột xuống. Chính điều này khiến quy đầu luôn trong tình cảnh bị trùm kín hoặc chỉ lộ ra một chút. Ở người trưởng thành trường hợp dương vật cương cứng, lúc này bao quy đầu vẫn không thể tụt xuống như người bình thường.

vicare.vn-nhung-bien-chung-thuong-gap-khi-cat-va-nong-bao-quy-dau-cho-tre-body-1

2. Tìm hiểu về nong và cắt da quy đầu

Nong bao quy đầu là gì?

Để nong bao quy đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ y tế để làm giãn rộng bao quy đầu. Từ đây, phần da sẽ có thể lộn được. Tuy nhiên, thủ thuật này phải được thực hiện tại các cơ sở y tế, phu huynh tuyệt đối không tự thực hiện ở nhà vì dễ gây ra biến chứng đáng tiếc.

Cắt bao quy đầu là gì?

Trong một số trường hợp, khi tình trạng hẹp không thể giải quyết được bằng phương pháp nong. Các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện cắt da quy đầu. Đây là thủ thuật cũng khá đơn giản, thường được thực hiện bằng các bước như: khám lâm sàng, gây tê và thực hiện thủ thuật. Sau khi về nhà, người bệnh cần chăm sóc vùng kín cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông thường, dương vật sẽ hoàn toàn bình thường sau khoảng 10 ngày thực hiện thủ thuật. Trước đó, khoảng 3-4 ngày đầu, phần dương vật có thể hơi sưng tấy, gây khó chịu. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh trước khi rời khỏi viện.

Người bệnh cần mặc quần áo mỏng, rộng trong vài ngày đầu sau tacts bao quy đầu. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu lạ như sốt nhẹ, tấy đỏ hoặc chảy máu, cảm giác đau kéo dài hoặc nhói ở đầu dương vật. Lúc này, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ vì đây thường là biểu hiện của viêm nhiễm.

3. Thời điểm phù hợp để nong hoặc cắt da quy đầu dương vật

vicare.vn-nhung-bien-chung-thuong-gap-khi-cat-va-nong-bao-quy-dau-cho-tre-body-2

Với trẻ em, da quy đầu luôn trong trạng thái che phủ toàn bộ quy đầu và sẽ dần lộ ra khi trẻ trưởng thành. Nói như vậy để các bạn có thể thấy rằng, chỉ có một tỉ lệ thấp trẻ bị hẹp bộ phận này thực sự. Còn lại đa phần trẻ bị hẹp sinh lý và dương vật sẽ làm quy đầu lộ ra khi đã trưởng thành. Bởi thế, phụ huynh đừng quá nóng vội tác động bởi những biến chứng thường gặp khi nong bao quy đầu là điều vô cùng đáng tiếc.

Về thời điểm cần nong, cắt da quy đầu. Phụ huynh chỉ nên cân nhắc thực hiện khi trẻ được thăm khám và được chẩn đoán chính xác bị hẹp bộ phận này thực sự. Thông thường, trẻ trên 4 tuổi sẽ được khuyến cáo áp dụng thủ thuật này khi có những dấu hiệu như đi tiểu khó, rặn khi đi tiểu, tiểu không thành tia, đôi khi bị phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tiểu thành tia nhưng bị lệch, vẹo... Trong một số trường hợp, trẻ bị hẹp bao quy đầu thường viêm nhiễm ở phần đầu dương vật. Trên bộ phận sinh dục xuất hiện mụn hoặc rỉ dịch khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu...

Ngoài những dấu hiệu trên, để nhận biết trẻ có cần cắt hoặc nong bao quy đầu hay không, phụ hung có thể kiểm tra bằng cách quan sát và kéo thử bằng tay. Cụ thể, bộ phận sinh dục của trẻ bình thường khi da bao quy đầu mềm mại và có thể kéo về phía gốc dễ dàng. Khi kéo mạnh tay sẽ thấy lộ một phần nhỏ hoặc gần hết quy đầu.

Khi thấy con có điều bất thường, các bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý kịp thời. Nếu để lâu, việc ứ đọng nước tiểu lâu ngày có thể thể gây viêm dương vật, nhiễm trùng tiết niệu, viêm bàng quang. Khi trẻ trưởng thành mà chưa được can thiệp, da quy đầu sẽ không có khả năng co giãn và không lộn được. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và nghiêm trọng nhất là có thể tiết ra chất gây ung thư dương vật.

4. Những biến chứng thường gặp khi cắt bao quy đầu

Dù là cắt hay nong, nếu không được thực hiện đúng cách, trẻ cũng đều phải đối diện với những nguy cơ sau đây.

Biến chứng cấp tính thường thấy gồm có phù nề, chảy máu, nhiễm trùng. Phần quy đầu bị tổn thương nghiêm trọng.

Biến chứng mạn tính gồm tái phát hẹp da quy đầu, để lại sẹo xấu, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.

4. Giải pháp giúp khắc phục da quy đầu ngay tại nhà

Theo các bác sĩ, với một số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ lớn lên. Bởi thế khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh chỉ cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục và nong bao quy đầu tại nhà là được. Đây được mệnh danh là phương pháp điều trị bảo tồn, hạn chế tối đa việc can thiệp bằng cách nong thủ thuật hay cắt da bao quy đầu gây ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

vicare.vn-nhung-bien-chung-thuong-gap-khi-cat-va-nong-bao-quy-dau-cho-tre-body-3

Bạn có thể tiến hành vệ sinh da quy đầu cho trẻ khi tắm. Điều này có thể được thực hiện với nước sạch, không nhất thiết phải dùng đến nước muối sinh lý hay bất cứ loại dung dịch vệ sinh nào khác. Bạn có thể thực hiện theo cách như sau:

Nếu là trẻ nhỏ, dưới 5 tuổi, các bạn có thể cho trẻ tắm trong bồn hoặc chậu khi thực hiện. Bạn nhẹ nhàng dùng

ngón tay cái và ngón trỏ kẹp vào đầu dương vật trẻ. Tiếp đến, hãy dùng tay để kéo da bao quy đầu lên phía trên rồi nhẹ nhàng đẩy xuống phía dưới đến khi nhìn thấy niệu đạo là được. Hàng ngày, bạn hãy thực hiện động tác này trong 2-3 phút vừa vệ sinh bao quy đầu vừa làm vùng da này giãn dần.

Nếu lần đầu thực hiện, bạn tránh làm giãn bao quy đầu quá căng bởi có thể khiến trẻ bị chảy máu và sợ hãi. Hãy bắt đầu từ từ mỗi ngày cho đến khi bao quy đầu lộn ra.

Nếu trẻ lớn hơn, đã học tiểu học, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách tự làm mỗi khi tắm. Trẻ có thể lột bao quy đầu khi tắm rồi dùng vòi nước xả vào đầu dương vật giúp loại bỏ toàn bộ cặn bẩn.

Ngoài ra, phụ huynh cần nhắc trẻ vẩy nước tiểu mỗi lần đi tiểu. Hãy hướng dẫn trẻ dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp vào đầu dương vật kéo da quy đầu và vẩy nhẹ giúp hết nước tiểu, tránh gây đọng cặn bã gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến bao quy đầu, nhất là những biến chứng thường gặp khi nong bao quy đầu để ứng xử sao cho phù hợp. Hãy cân nhắc trước khi thực hiện điều này để tránh làm tổn thương vùng kín cho trẻ. Thay vào đó, hãy chú ý, xác định tình trạng mà trẻ gặp phải. Từ đây bạn sẽ biết trẻ có cần phải thực hiện tách hay nong phần da này hay không.

Xem thêm:

  • Da bao quy đầu bị nứt và khô là do đâu?
  • Nam giới bị viêm bao quy đầu nên kiêng ăn gì?
  • 5 bước hướng dẫn vệ sinh “cậu nhỏ” đúng cách