Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp, trong đó niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm. Khi đó, niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng lên và dày lên, làm hẹp hoặc tắc các phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm..

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp, trong đó niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm. Khi đó, niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng lên và dày lên, làm hẹp hoặc tắc các phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm..

Viêm phế quản được chia làm 2 dạng chính là viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Ngoài ra nếu niêm mạc của phế quản bị viêm, sưng và phù nề thì gây ra 1 dạng viêm phế quản nữa gọi là viêm phế quản dạng hen ( hay còn gọi là viêm phế quản co thắt).

Người bị bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phổi, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi... đặc biệt biến chứng sang bệnh hen suyễn sẽ rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc chữa dứt điểm căn bệnh này.

1. Triệu chứng viêm phế quản

Nếu bị viêm phế quản cấp tính

Người bị viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm vi rút và triệu chứng không kéo dài quá 7-10 ngày như lạnh run, đau họng, hắt hơi, thở khò khè, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể... Tuy nhiên, triệu chứng ho có thể xuất hiện đờm xanh hoặc vàng và ho sẽ dai dẳng hơn trong vài tuần.

Nếu bị viêm phế quản mãn tính

vicare.vn-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-viem-phe-quan-body-1

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng với những tổn thương kéo dài và tái phát nhiều lần ở phổi mà không có biện pháp điều trị sớm hay phù hợp để chữa bệnh dứt điểm. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như, thường xuyên ho khạc vào buổi sáng, ho nhiều, khi ho có đờm màu vàng đục hoặc xanh, một số trường hợp có đờm nhầy và trong, người bệnh luôn cảm thấy suy nhược và khó thở.

Đối với người bị Viêm phế quản co thắt dạng hen

Tình trạng viêm phế quản dạng hen hay còn gọi là viêm phế quản co thắt. Xảy ra khi các đường ống khí trong phế quản người bệnh bị viêm nhiễm dẫn tới sưng, phù nề, dịch nhầy tăng tiết và thành phế quản bị co thắt, lại khiến cho đường khí quản bị co hẹp. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, thở rít từng cơn khó nhọc như người bị hen suyễn.

2. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản

  • Hút thuốc: Hút thuốc hay sống trong môi trường nhiều khói thuốc thời gian dài khiến người đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản. Vì thế hãy từ bỏ thói quen xấu này để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.
  • Tiếp xúc với các hóa chất: Sống và làm việc trong môi trường có chứa các chất kích thích phổi như hơi hóa chất bao gồm amoniac, axit hydroclorid, hydro sulfur, sulfur dioxide hay brom... như trong ngành sản xuất bột, dệt may, than đá...cũng có tăng nguy cơ bị bệnh viêm phế quản.
  • Sức đề kháng thấp: Điều này có thể gây ra viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
  • Bị trào ngược dạ dày: Thường xuyên ợ nóng có thể gây kích thích cổ họng, từ đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản.
vicare.vn-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-viem-phe-quan-body-2

3. Biến chứng của bệnh viêm phế quản

Về cơ bản, bệnh viêm phế quản có thể chữa khỏi được. Nhưng nếu chữa không dứt điểm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính. Ở trẻ em có thể biến chứng viêm phế quản bít tắc, nhiều trường hợp viêm phế quản cấp còn là nguồn cơn của bệnh hen phế quản.

Bệnh viêm phế quản mạn tính xảy ra càng lâu, bệnh càng nặng gây nên sự thiếu hụt không khí càng nhiều, từ đó gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Khi đó đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (mệt mỏi, buồn ngủ, tim đập nhanh...). Nếu không được điều trị đúng, dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn, giãn phế quản, suy hô hấp, ung thư phổi...

4. Cách phòng ngừa viêm phế quản

vicare.vn-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-viem-phe-quan-body-3

Cách phòng ngừa viêm phế quản tốt nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh, phòng ngừa cúm hàng năm. Kết hợp với các biện pháp chăm sóc đơn giản sau sẽ giúp giảm nguy cơ bị bệnh và phát triển viêm phế quản:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc
  • Không hút thuốc lá, cần tránh xa môi trường khói thuốc , khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than...
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng
  • Đeo khẩu trang, mặt nạ dọn dẹp nhà cửa, đi ra ngoài hoặc đến vùng không khí bị ô nhiễm,
  • Ngay khi bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản, bạn đọc có thể tham khảo để biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân, gia đình tốt hơn trong mùa đông sắp tới. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

  • Bị viêm phế quản làm xét nghiệm máu gì?
  • Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản như thế nào?