Những biến chứng của viêm phế quản cần phải lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Khi bị viêm phế quản nếu như không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, việc phát hiện và điều trị viêm phế quản sớm rất quan trọng. HoiBenh sẽ cùng với độc giả tìm hiểu về những biến chứng của viêm phế quản để độc giả biết cách bảo vệ người thân và chính mình.
Những biến chứng của viêm phế quản cần phải lưu ý để bảo vệ sức khỏe
Khi bị viêm phế quản nếu như không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, việc phát hiện và điều trị viêm phế quản sớm rất quan trọng. HoiBenh sẽ cùng với độc giả tìm hiểu về những biến chứng của viêm phế quản để độc giả biết cách bảo vệ người thân và chính mình.
Phế quản là gì?
Phế quản là một bộ phận của hệ hô thấp trong cơ thể. Phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, được bắt đầu từ nơi phân chia ngang mức ở đốt sống ngực 4 và 5. Hai phế quản chính sẽ tạo với nhau ở góc 70 độ. Phế quản chính ở bên phải thường to, ngăn và dốc hơn nên hay có dị vật lọt vào phổi phải, dễ bị nhiễm trùng nhiều hơn (Theo Suckhoedoisong).
Sau phế quản chính sẽ là các tiểu phế quản, phế quản tận cùng. Trong cơ thể, phế quản có tác dụng dẫn khí vào phổi và là đường ra của khí thải từ phổi, tức nó đóng vai trò đưa không khí lưu thông từ ngoài vào trong phế nang và ngược lại. Phế nang có vô vàn mạch máu nhỏ li ti, tạo thành mạng lưới dày đặc thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí. Cùng với các mạch máu chính là những dây thần kinh song hành, thực hiện chức năng điều khiển các cơ trơn của phế quản, giúp phế quản co giãn thoải mái. Toàn bộ mặt trong của phế nang và những phế quản có niêm mạc, được bao phủ bởi lớp nhung mạo mịn luôn rung chuyển để đưa những dị vật lọt vào ra bên ngoài.
Đặc điểm của phế nang là có vô số mao mạch nhỏ li ti tạo thành một mạng lưới dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí. Cùng với các mạch máu là các dây thần kinh song hành có chức năng điều khiển các cơ trơn phế quản làm cho phế quản co lại hoặc giãn ra. Toàn bộ mặt trong của phế nang và các phế quản có niêm mạc được bao phủ bằng lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển nhằm đưa các dị vật khi lọt vào đi ra ngoài.
Tác nhân gây ra viêm phế quản
- Do hút thuốc lá: Những người hút thuốc là thường xuyên hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều đều có nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính và cấp tính cao hơn người bình thường.
- Sức đề kháng yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đều dễ bị nhiễm trùng phế quản.
- Người hay tiếp xúc với hóa chất độc hại: Những ai làm việc và sống trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại cho phổi như: sợi vải, bột... hoặc khí thải hóa học sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người thường.
- Người bị trào ngược dạ dày: Chứng ợ nóng kéo dài và thường xuyên sẽ khiến cổ họng khó chịu, nguy cơ mắc viêm phế quản cũng vì thế mà gia tăng.
Triệu chứng hay gặp của viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản thường là do bị nhiễm trùng đường hô hấp trên mà ra. Bệnh do các vi khuẩn: phế cầu, liên cầu; các virus: Adenovirus, Parainfluenenza...; bệnh xuất hiện sau khi người bệnh mắc các bệnh: cúm, sởi, ho gà. Bệnh thường được chẩn đoán lâm sàng theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu (3 – 4 ngày, giai đoạn khởi phát): Người bệnh sẽ hắt hơi, sổ mũi, sốt vừa hoặc sốt cao (có khi đến 40 độ C), rát đau xương ức, ho khan, có khi bị khản tiếng, người đau nhức và mệt mỏi, đau mình mẩy, ăn uống kém.
- Giai đoạn sau (5 – 7 ngày): Người bệnh sẽ cảm thấy giảm cảm giác rát sau xương ức, khó thở dạng nhẹ, ho khạc ra đờm từ trong cho đến đục, xanh nhẹ. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày, có thể khỏi được. Một số người thì kéo dài đến vài ba tuần, sốt cao từng lúc, ho có nhiều đờm và có khi có máu, khó thở.
Biến chứng của viêm phế quản như thế nào?
Nếu điều trị sớm, về cơ bản bệnh viêm phế quản có thể khỏi được. Thế nhưng, nếu không chữa dứt điểm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không bị tiêu diệt hoàn toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển thành mạn tính. Từ đó, bệnh sẽ dễ gây ra những biến chứng như sau:
- Với trẻ em: Bệnh có thể gây ra chứng viêm phế quản bít tắc. Viêm phế quản cấp còn là nguồn cơn của bệnh hen phế quản.
- Có thể gây suy hô hấp: Nếu như người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản, bệnh sẽ nặng hơn và gây ra suy hô hấp. Lúc đó, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn.
- Một số biến chứng khác: Những người hay bị ho, khó thở ở dạng nặng cần đến bệnh viện để chữa trị kịp thời, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như: ung thư phổi, giãn phế quản, lao phổi, dị vật vào đường hô hấp, phổi bị ứ đọng với những người bị suy tim.
Phòng viêm phế quản bằng cách nào?
- Để phòng ngừa bị viêm phế quản, trước khi bước vào giai đoạn chuyển mùa, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
- Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thông thoáng, tránh môi trường khói bụi. Bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Điều trị tích cực, triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhất là khi có những dấu hiệu sớm của bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, không để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột. Mùa nóng, không để quạt điện thổi trực tiếp vào người lúc nửa đêm và gần sáng.
Trên đây là những điều cần biết về viêm phế quản và biến chứng của viêm phế quản để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích để bạn đọc biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình, cho gia đình và người thân của mình trong ngày đông lạnh.