Những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Việc sử dụng thảo dược trong điều trị các bệnh mãn tính ngày càng được lưu tâm trong y học. Người bệnh ở các nước châu Á nói riêng, lại càng ưu ái phương án này vì tin tưởng vào độ an toàn, ít tác dụng phụ. Việc điều trị bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ. Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam là lựa chọn của không ít người bệnh.

Những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả Những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Việc sử dụng thảo dược trong điều trị các bệnh mãn tính ngày càng được lưu tâm trong y học. Người bệnh ở các nước châu Á nói riêng, lại càng ưu ái phương án này vì tin tưởng vào độ an toàn, ít tác dụng phụ. Việc điều trị bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ. Những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường là lựa chọn của không ít người bệnh.

Lối sống khoa học là chiến lược điều trị chính và hiệu quả đối với bệnh này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường than phiền khó khăn trong thay đổi thói quen và duy trì lối sống khoa học trong thời gian dài. Vì vậy, phương pháp dùng thảo dược để tăng độ nhạy cảm của insulin trong điều trị bệnh tiểu đường càng được quan tâm.

Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam như thế nào?

Điều quan trọng là các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhằm điều hòa đường huyết ở mức độ phù hợp, đảm bảo sinh lý cơ thể ổn định. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh có phương pháp điều trị chấm dứt hoàn toàn bệnh và không tái phát.

Như đã biết, tiểu đường type 1 là do thiếu hụt insulin. Vì vậy, ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, việc điều trị bằng insulin là cần thiết và không được thay thế hoàn toàn bằng thảo dược.

Có khá nhiều thảo dược đã được thử nghiệm và chứng minh tác dụng điều hòa đường huyết như hoodia, gai xương rồng, nha đam (lô hội), quế, tỏi, khổ qua (mướp đắng),...

Bài viết này sẽ cụ thể về 3 loại thường gặp nhất:

vicare.vn-nhung-bai-thuoc-nam-chua-benh-tieu-duong-hieu-qua-1

Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua rất thường gặp ở châu Á, được dùng từ lâu và phổ biến để điều trị tiểu đường và các biến chứng liên quan. Cơ chế tác động là do các chất chuyển hóa trong cơ thể, được cho là giống với cấu trúc insulin nên có tác dụng làm giảm đường huyết.

Cụ thể, khổ qua có chứa cucurbitan triterpenoid, saponin tên gọi là “charantins”, là một peptid giống insulin nên có tác dụng lên việc chuyển hóa đường.

Các dạng dùng khác nhau nước quả tươi, quả tươi, quả khô, quả tươi không hạt, dịch chiết xuất với nước, với cồn và dạng viên nén đều đã được thử nghiệm và chứng minh có tác dụng. Trong đó, quả tươi được chứng minh làm giảm được glucose máu lúc đói và cả glucose máu sau ăn.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy tác dụng có lợi của khổ qua với các biến chứng liên quan như bệnh thận, bệnh thần kinh, rối loạn tiêu hóa, đục thủy tinh thể, và làm giảm được lipid máu.

Quế (vỏ quế, nhục quế)

Từ xưa, quế đã được dùng như một loại thực phẩm, gia vị trong đời sống hằng ngày và cả trong y học để điều trị tiểu đường và các bệnh khác.

Theo các nghiên cứu năm 2004, polyphenol-A trong quế được cho là chất có tác dụng kích thích insulin. Một nghiên cứu năm 2009 trên 109 bệnh nhân với liều 1 gam / ngày trong 90 ngày, kết hợp cùng chế độ ăn hợp lý và tập thể dụng, cho hiệu quả làm giảm đáng kể lượng đường huyết so với trước đó. Tác dụng của quế không chỉ có lợi trên đường huyết mà còn giúp giảm lipid máu, hạ huyết áp, giảm nguy cơ tim mạch.

Nha đam (lô hội)

Nha đam đã được dùng từ lâu trong điều trị tiểu đường ở Ấn Độ và bán đảo Ả Rập. Phần gel, là thành phần bên trong lá, có chứa glucomannan, là một chất xơ hòa tan trong nước, có tác dụng làm giảm đường huyết và tăng nhạy cảm của insulin. Các nghiên cứu đã chứng minh đường huyết lúc đói của bệnh nhân được giảm rõ rệt. Tổng hợp các dữ liệu nhiều năm, các nhà khoa học đã đánh giá rằng nha đam có tác dụng kiểm soát được đường huyết.

vicare.vn-nhung-bai-thuoc-nam-chua-benh-tieu-duong-hieu-qua-body-2

Cách sử dụng thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường và dạng dùng rất đa dạng: có thể sử dụng trực tiếp dưới dạng thảo dược tươi, khô, có thể dùng như thực phẩm hằng ngày hoặc thuốc hay thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược, có thể kết hợp thêm các vitamin và chất xơ.

Tuy nhiên, do sự phức tạp của các chất trong thành phần của cây cỏ thiên nhiên nên việc kết hợp các loại dược liệu với nhau thành bài thuốc không được khuyến khích tự thực hiện ở các bệnh nhân.

Đồng thời, các nghiên cứu ngày càng được tiến hành nhiều hơn để xác nhận một cách chắc chắn hiệu quả và độ an toàn của thảo dược mang lại cho con người. Vì vậy, dù dùng thảo dược dưới dạng gì, người bệnh cũng cần sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Hơn nữa, thực trạng hiện nay, vì lợi nhuận khổng lồ, các cơ sở đông y kém chất lượng xuất hiện không ít. Đồng thời, việc trộn tân dược với liều lượng và nguồn gốc không xác định vào đông dược hoặc dùng thảo dược giả cũng được truyền thông lưu ý nhiều.

Vì vậy. trong trường hợp chọn điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, người bệnh nên đến thăm khám và chọn mua thuốc ở các cơ sở y tế được cấp phép và uy tín.

Xem thêm:

  • 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
  • 9 loại thực phẩm hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường