Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?

Tiêm vắc xin chính là giải pháp phòng bệnh sởi tốt nhất. Và có một số phụ huynh thắc mắc là những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi vì họ cho rằng mũi một đã đủ giúp con kháng bệnh. Câu trả lời sẽ được gửi đến cho các bạn qua nội dung dưới đây.

Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi? Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?

Tiêm vắc xin chính là giải pháp phòng bệnh sởi tốt nhất. Và có một số phụ huynh thắc mắc là những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi vì họ cho rằng mũi một đã đủ giúp con kháng bệnh. Câu trả lời sẽ được gửi đến cho các bạn qua nội dung dưới đây.

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào nếu không được kiểm soát?

Theo Cục Y tế dự phòng thuộc bộ Y tế, sởi là bệnh truyền nhiễm, gây dịch, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 69% trong tổng số ca bệnh). Bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra nhất vào các tháng mùa đông – xuân. Bệnh lây qua đường hô hấp do người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ mũi – họng của bệnh nhân.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi chính là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Ban sởi mịn, không có nước, mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, xuống thân mình rồi lan đến tay, chân.

vicare.vn-nhung-ai-can-tiem-mui-thu-hai-vac-xin-soi-body-1

Sởi tuy lành tính nhưng cũng có khả năng gây suy giảm hệ miễn dịch rất nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Ước tính trên thế giới mỗi ngày có khoảng 330 trường hợp tử vong do sởi, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan thành dịch. Ở Việt Nam, năm 2014 đã xảy ra dịch sởi trên toàn quốc với hơn 15.000 ca mắc bệnh và 147 trường hợp tử vong. Trẻ mắc bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ thì có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt hay viêm não dẫn tới tử vong. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sởi thì có thể phải đối diện với nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ bị nhẹ cân.

2. Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?

Hầu hết trẻ bị nhiễm bệnh là do chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin. Do có tính lây truyền cao nên chúng ta chỉ có thể cắt đứt được con đường lây truyền của bệnh nếu trên 95% người dân miễn dịch với nó. Vì vậy, tiêm vắc xin sởi chính là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Việc tiêm vắc xin sởi bao gồm tiêm chủng thường xuyên theo độ tuổi và tiêm theo chiến dịch khi có nguy cơ bùng phát dịch.

2.1 Vì sao cần tuân thủ lịch tiêm sởi nhắc lại?

Nếu được tiêm một mũi vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi thì có 80 – 85% trẻ đáp ứng miễn dịch với căn bệnh này. Khi đó, vẫn có khoảng 5-15% số trẻ đã tiêm vắc xin sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch nên có thể mắc bệnh khi bị nhiễm vi rút sởi. Vì vậy, trẻ cần được tiêm phòng sởi mũi 2 vào thời điểm 18 tháng tuổi để tăng tỷ lệ bảo vệ lên tới 90 – 95%. Sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ “vững chắc” hơn trước sự tấn công của virus sởi. Bên cạnh đó, phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng nên tiêm vắc xin sởi trước khi có ý định sinh con.

2.2 Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?

Tiêm vắc xin sởi mũi hai áp dụng cho tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi vắc xin sởi thứ nhất, chưa tiêm vắc xin sởi hoặc chưa từng mắc sởi. Cụ thể là:

  • Trẻ trên 15 tháng tuổi, đã tiêm một mũi sởi ở thời điểm 9 – 11 tháng mà chưa tiêm mũi thứ 2 vắc xin sởi.
  • Trẻ trên 9 tháng chưa tiêm mũi sởi đầu tiên thì cần tiêm một mũi sởi. Đến 9 tháng sau, trẻ cần được tiêm nhắc lại mũi sởi thứ 2.
vicare.vn-nhung-ai-can-tiem-mui-thu-hai-vac-xin-soi-body-2
  • Trẻ từ 12 – 18 tháng đã tiêm 1 mũi sởi trước 11 tháng tuổi.

Với những gia đình có điều kiện và ở nơi có dịch vụ thì từ khi trẻ được một tuổi, phụ huynh nên chủ động tiêm mũi 2 vắc xin SQR để ngừa 3 bệnh sởi, quai bị và Rubella. Chỉ với 1 mũi tiêm, phụ huynh có thể phòng ngừa cùng lúc 3 bệnh cho bé, tránh mất thời gian và gây đau đớn cho trẻ.

Hy vọng thông tin trên đã giúp quý khách trả lời được cho câu hỏi những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi để có sự chuẩn bị chu đáo nhất về việc phòng ngừa bệnh cho con em mình.

Xem thêm:

  • Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng
  • Nên tiêm phòng vắc xin sởi cho bé 9 tháng tuổi hay bé 18 tháng tuổi?