Nhức chân răng phải làm sao để điều trị triệt để nhất?
Đau nhức chân răng là một tình trạng khó chịu mà hầu như ai cũng gặp phải một lần trong đời và không muốn quay lại một lần nữa. Vậy , nhức chân răng phải làm sao để điều trị triệt để nhất? Hãy cùng HoiBenh tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Nhức chân răng phải làm sao để điều trị triệt để nhất?
1. Nguyên nhân đau nhức chân răng thường gặp
Khi đau răng đã trở nên nặng và diễn biến phức tạp sẽ nhức chân răng, tình trạng này xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân sau:
Bệnh viêm chân răng
Đây là bệnh lý liên quan đến các tổ chức quanh răng như dây chằng nha chu, nướu răng và xương ổ răng. Tình trạng viêm nha chu khiến nướu bị viêm tấy đỏ, đau nhức, dễ bị chảy máu và nghiêm trọng hơn lợi sẽ dần tụt khỏi răng tạo nên các túi nha chu và gây ê buốt rất khó chịu. Răng càng lung lay mạnh thì sẽ lại càng gây đau nhức chân răng nhiều hơn.
Bệnh sâu răng
Sâu răng cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau nhức răng buốt chân răng. Sâu răng được hình thành khi đường và các hạt thức ăn trong miệng không được vệ sinh sạch sẽ, tạo ra mảng bám dính vào men răng, tạo ra axit ăn mòn men răng. Tình trạng nhức chân răng càng rõ nét hơn khi sâu răng càng nặng, có khi buốt nhói đến tận óc khi vết sâu lan rộng vào tủy.
Đau nhức chân răng do viêm tủy răng
Tủy răng có chứa các dây thần kinh nên rất nhạy cảm, tủy răng bình thường không bị khích thích thì đau răng gần như không có. Khi răng bị sâu lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng và gây viêm, điều này khiến cho chân răng vô cùng đau nhức.
Trường hợp trám răng sâu không chú ý đến việc điều trị tủy, lâu dần cũng gây ra viêm tủy răng. Khi tủy bị viêm càng nặng thì độ đau buốt ở chân răng càng cao.
Bệnh viêm chóp răng
Đây là bệnh lý xảy ra ở tổ chức quanh chóp chân răng, có liên quan đến tủy răng, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Nguyên nhân tình trạng này có thể do bệnh viêm tủy răng không được điều trị kịp thời biến chứng mà thành hoặc tình trạng chết tủy răng do những chấn thương tác động đến mạch máu nuôi dưỡng tủy.
Nhức chân răng do va chạm
Khi bị các va chạm mạnh, phần chân răng bị tác động và lung lay cũng là nguyên nhân gây nhức răng mà nhiều người gặp phải.
2. Nhức chân răng phải làm sao?
Nếu chưa có thời gian đi khám chữa tại các cơ sở nha khoa, bạn có thể chữa nhức chân răng bằng các phương pháp dễ làm ngay tại nhà như sau:
Dùng đá lạnh
Đây là nguyên liệu luôn sẵn có trong tủ lạnh, chỉ với vài thao tác thực hiện đơn giản như lấy vài viên đá nhỏ bỏ vào túi chườm sau đó chườm phía ngoài má gần vị trí đau, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng biến mất.
Dùng tỏi để chữa đau nhức
Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh allicin có công dụng sát trùng, diệt khuẩn và chống viêm nhiễm. Nghiền nát củ tỏi với một ít muối sau đó đắp hỗn hợp này lên vị trí răng bị đau. Thực hiện kiên trì mỗi ngày bạn sẽ thấy nhức chân răng giảm đi rõ rệt.
Lá trầu không
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của lá trầu không chứa 2.4% tinh dầu. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, gây ức chế các vi khuẩn khi răng bị viêm nhiễm. Vì thế, bạn lấy lá trầu không nghiền nát với muối sau đó đem hỗn hợp này ngâm trong rượu trong 1 đến 2 giờ. Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn lấy dung dịch này súc miệng kỹ nhiều lần rồi súc miệng lại bằng nước lọc, cảm giác đau nhức sẽ dần thuyên giảm.
Dùng chanh
Chanh là loại quả có tác dụng đáng kể trong việc giảm tình trạng đau buốt chân răng, tốt cho cả nướu và răng. Nước cốt chanh có tính axit sẽ ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như các vi khuẩn lây lan. Nếu bạn bị đau nhức chân răng, hãy pha nước cốt chanh với nước ấm, ngậm trong vài phút hoặc bôi trực tiếp nước cốt chanh lên vết răng bị đau, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Điều trị nhức chân răng triệt để nhất?
Nếu tình trạng đau nhức chân răng kéo dài, đã áp dụng những biện pháp tại nhà mà vẫn không khỏi, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám . Sau khi xác định rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp để xử lý triệt để nhất:
Điều trị đau nhức chân răng do viêm chân răng: Trước tiên các bác sĩ sẽ loại bỏ ổ vi khuẩn gây bệnh cho răng bằng cách làm sạch lớp cao răng. Sau đó các nha sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc cụ thể để chữa bệnh. Một số loại thuốc thường được khuyên dùng là:
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid...): có tác dụng diệt vi khuẩn lưu trú ở nướu răng.
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclofenac, meloxicam...), corticosteroid (prednisolone, dexamethasone...) làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau nhức, có tác dụng kháng viêm chân răng.
Nhức chân răng do răng sâu: Các nha sĩ sẽ tiến hành nạo sạch các vết sâu để loại bỏ các mô răng bệnh và làm giảm tình trạng đau nhức cho người bệnh. Tiếp theo sẽ trám bít lại bằng các vật liệu trám nhân tạo để phục hồi lại vùng bị sâu, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào.
Nếu tỷ lệ răng sâu lớn, mô răng bệnh nhiều thì bác sĩ sẽ bọc răng sứ để bảo vệ phần răng khỏe mạnh cuối cùng. Tuy nhiên, bọc răng sứ phải tiến hành mài cùi răng và chi phí lại khá cao.
Điều trị viêm tủy răng, viêm chóp răng: Nếu mắc phải hai nguyên nhân này, bác sĩ sẽ phải thực hiện lấy hết tủy răng ra ngoài sau đó hàn trám hoặc bọc răng sứ để trị đau nhức chân răng triệt để.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị nhức chân răng triệt để nhất. Nếu gặp phải những tình huống tương tự như thế, bạn hãy sớm liên hệ sớm các cơ sở nha khoa để sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục sớm nhất, tránh để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống mình.
Xem thêm:
- Bệnh viêm chân răng ở trẻ em điều trị ra sao?
- Chữa chảy máu chân răng nhanh gọn
- Chảy máu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?