Nhú lưỡi là gì và có nguy hiểm không?

Lưỡi là một cơ quan được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm nên khi bị tổn thương như viêm, nhú... Thường sẽ làm bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống. Vậy, nhú lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Nhú lưỡi là gì và có nguy hiểm không? Nhú lưỡi là gì và có nguy hiểm không?

Lưỡi là một cơ quan được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm nên khi bị tổn thương như viêm, nhú... thường sẽ làm bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống. Vậy, nhú lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

1. Nhú lưỡi là gì?

Nhú lưỡi còn được hiểu là các gai lưỡi (nhú lưỡi) bao gồm những chỗ hình nấm, lồi lên ở đầu và hai bên lưỡi. Chúng có màu giống với phần còn lại của lưỡi và bình thường chúng không được để ý đến. Các nhú lưỡi làm cho lưỡi có bề mặt thô ráp để hỗ trợ cho quá trình ăn uống. Các nhú lưỡi cũng bao gồm các nhú vị giác và các tế bào có thể cảm nhận nhiệt độ.

2. Nguyên nhân gây sưng các gai nhú lưỡi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhú lưỡi bị sưng. Trong đa số các trường hợp, những nguyên nhân này thường không nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh tái phát thường liên quan đến stress, hormone, hoặc một số loại thực phẩm cụ thể. Tuy nhiên, trường hợp nhú lưỡi xuất hiện kèm theo u nhú lưỡi sưng đỏ có thể là triệu chứng của bệnh viêm gai lưỡi, ung thư lưỡi, giang mai..., hoặc một số bệnh sau:

Viêm gai lưỡi thoáng qua

Khoảng một nửa số người đã từng trải qua tình trạng này vào một thời điểm nào đó trong đời. Việc các gai lưỡi bị sưng trắng hoặc đỏ là do bị kích thích và sưng lên.

Mặc dù viêm gai lưỡi thoáng qua làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị, và cũng có thể sẽ tái phát.

Ở trẻ em viêm gai lưỡi bùng phát là tình trạng thường gặp và có khả năng lây nhiễm, viêm gai lưỡi có thể kèm theo sốt và sưng hạch, đôi khi sẽ kèm theo việc nhiễm virus. Tuy nhiên, tình trạng này thường cũng không cần điều trị và sẽ biến mất trong vòng 2 tuần nhưng cũng có thể sẽ tái phát. Súc miệng bằng nước muối hoặc ăn thức ăn lạnh, mềm có thể làm các triệu chứng thuyên giảm.

Viêm loét miệng

Viêm loét miệng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong miệng, bao gồm cả phần dưới lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng đau và sưng đỏ này cũng chưa được biết rõ. May mắn là tình trạng này không lây nhiễm.

Các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng. Viêm loét miệng sẽ được cải thiện trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị.

Nhú lưỡi có vảy

Nhú lưỡi có vảy thường đi kèm với việc nhiễm virus Human Papilomavirus - HPV. Nhú lưỡi có vảy thường là một nhú lưỡi có hình dạng bất thường, xuất hiện đơn độc và có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc đốt laser. Không có cách nào để điều trị HPV nhưng các triệu chứng đơn lẻ có thể kiểm soát được.

Bệnh giang mai

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường khởi phát bằng những vết sưng nhỏ, không đau và dễ dàng biến mất. Vết sưng ban đầu sau đó sẽ trở thành các ban hoặc sẩn giang mai. Giai đoạn bệnh tiến triển, bạn sẽ xuất hiện nhiều vết sưng đỏ hơn.

Trong giai đoạn sớm, giang mai có thể dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh. Trong giai đoạn thứ cấp, các vết sưng đỏ có thể xuất hiện trong miệng và trên lưỡi. Những vết sưng dạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị.

vicare.vn-nhu-luoi-la-gi-va-co-nguy-hiem-khong-body-1

Bệnh tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt có thể được nhận ra bằng việc lưỡi đỏ và sưng, thường được ví như trái dâu. Việc nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ trên da và sốt. Bệnh tinh hồng nhiệt thường nhẹ và có thể điều trị được bằng kháng sinh.

Các biến chứng thường rất hiếm gặp, bao gồm: viêm phổi, sốt thấp khớp và các bệnh thận. Bệnh tinh hồng nhiệt thường rất dễ lây do vậy cần được chăm sóc cẩn thận.

U sợi chấn thương

U sợi chấn thương có nguyên nhân là do các kích thích mãn tính làm các khối u sợi mịn, màu hồng phát triển trên lưỡi. Bệnh thường khó chẩn đoán do vậy thường sẽ phải tiến hành sinh thiết. Khối u sợi có thể sẽ được loại bỏ bằng cách phẫu thuật, nếu cần thiết.

U nang biểu mô lympho

Các u nang này thường mềm, có màu vàng và thường xuất hiện ở phía dưới lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng này hiện chưa rõ. Các u nang thường lành tính và có thể được loại bỏ bằng cách phẫu thuật.

Viêm lưỡi

Viêm lưỡi là tình trạng viêm làm lưỡi của bạn trông mịn hơn, chứ không phải là xuất hiện các vết sưng. Viêm lưỡi có thể là hậu quả của nhiều tình trạng, bao gồm phản ứng dị ứng, hút thuốc và các kích thích hoặc viêm nhiễm khác. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Đến khám bác sĩ nếu viêm lưỡi kéo dài hoặc tái phát.

Ung thư miệng

Đa số các tình trạng sưng trên lưỡi đều không nghiêm trọng, nhưng một số có thể là biểu hiện của ung thư. Sưng do ung thư thường xuất hiện ở một bên lưỡi, thay vì ở đầu lưỡi. Loại ung thư phổ biến nhất thường phát triển ở lưỡi là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ung thư miệng lưỡi thường xuất hiện ở phần lưỡi phía trước. Các khối u có thể màu xám, hồng hoặc đỏ. Chạm vào chúng có thể gây chảy máu.

Ung thư cũng có thể sẽ phát triển ở phần phía sau của lưỡi. Tình trạng này thường khó phát hiện ra hơn, đặc biệt là khi nó không gây đau đớn trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.

Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư, bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô lưỡi của bạn để xét nghiệm dưới kính hiển vi (sinh thiết). Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư.

Bạn nên đi khám nếu viêm loét miệng kéo dài, đi kèm với sốt hoặc khiến bạn quá đau đến mức không thể ăn hay uống được. Các loại thuốc điều trị tại chỗ được bác sĩ kê đơn cũng có thể sẽ rất hữu ích với bạn.

3. Cách phòng tránh bệnh nhú lưỡi

vicare.vn-nhu-luoi-la-gi-va-co-nguy-hiem-khong-body-2

Khi bạn đánh răng, hãy chải lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm mại hoặc dụng cụ chải lưỡi dễ uốn để loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn và thức ăn thừa.

Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, nhưng tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng chứa Flo. Nếu bạn không thể đánh răng sau bữa ăn hãy súc miệng bằng nước.

Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày giúp loại bỏ thức ăn thừa và bựa răng giữa các kẽ răng.

Đi khám nha khoa định kỳ để kiểm tra răng miệng thường xuyên, nếu có phát hiện vấn đề gì nha sĩ sẽ chữa trị cho bạn sớm hoặc cho bạn các lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng.

Xem thêm:

  • Từ nhiệt miệng đến ung thư lưỡi!
  • 5 dấu hiệu lạ của lưỡi khiến bạn phải hoảng hốt
  • Bài thuốc quý chữa ung thư lưỡi không phải ai cũng biết