Nhóm thuốc kháng sinh quinolones bao gồm những loại thuốc nào? Có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hay không?

Nhóm thuốc kháng sinh quinolones có đến 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ lại có từ 2 đến 3 loại thuốc đại diện, hiện đang được lưu hành và sử dụng. Nhóm thuốc này có những công dụng gì, có an toàn đối với sức khỏe trẻ em hay không?

Nhóm thuốc kháng sinh quinolones bao gồm những loại thuốc nào? Có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hay không? Nhóm thuốc kháng sinh quinolones bao gồm những loại thuốc nào? Có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hay không?

Nhóm thuốc kháng sinh quinolones có đến 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ lại có từ 2 đến 3 loại thuốc đại diện, hiện đang được lưu hành và sử dụng. Nhóm thuốc này có những công dụng gì, có an toàn đối với sức khỏe trẻ em hay không?

Nhóm thuốc kháng sinh quinolones bao gồm những loại thuốc nào?

vicare.vn-nhom-thuoc-khang-sinh-quinolones-bao-gom-nhung-loai-thuoc-nao-co-anh-huong-den-suc-khoe-tre-em-hay-khong-body-1

Nhóm thuốc kháng sinh quinolones được chia thành 4 thế hệ với các loại thuốc đại diện khác nhau:

Thế hệ 1: Acid nalidixic, Cinoxacin

  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng
  • Nhóm thuốc kháng sinh quinolones không được sử dụng rộng rãi do vi khuẩn kháng thuốc.

Thế hệ 2: Norfloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin

  • Nhóm thuốc kháng sinh quinolones thế hệ 2 có dược lực học tiến bộ hơn thế hệ 1, có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm trùng hơn
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận không biến chứng và có biến chứng, bệnh lây qua đường tình dục (STD), viêm tuyến tiền liệt,nhiễm trùng da và mô mềm

Thế hệ 3: Levofloxacin, Ciprofloxacin, Moxifloxacin

  • Có hoạt phổ rộng chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chống Streptococcus pneumoniae nhạy cảm và kháng penicillin, cũng như một số tác nhân gây bệnh không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Nhóm thuốc này cũng có phổ gram âm rộng nhưng tác dụng chống Pseudomonas kém ciprofloxacin
  • Điều trị viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn.

Thế hệ 4: Trovafloxacin, Alatrofloxacin

  • Trovafloxacin được dùng thông qua đường uống, chống vi khuẩn kỵ khí, chống Pseudomonas tương đương ciprofloxacin, chống những vi khuẩn kháng thuốc như Streptococcus pneumoniae kháng penicillin. Loại thuốc này được giới hạn sử dụng do thuốc có thể gây những tác dụng phụ nặng trên gan.
  • Alatrofloxacin là tiền chất của trovafloxacin, được sử dụng thông qua đường tĩnh mạch.

Nhìn chung, cơ thể có khả năng hấp thụ tốt các thuốc thế hệ của quinolon qua đường tiêu hóa, đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu. Nhóm thuốc quinolones được áp dụng vào điều trị bệnh thông qua:

  • Đường tiêm: điều trị những bệnh ở ruột non do thuốc có chu kỳ gan-mật-ruột
  • Đường uống: điều trị nhiễm trùng đường ruột và điều trị nhiễm trùng toàn thân vì tỷ lệ hấp thu trên 80%.

Nhóm thuốc kháng sinh quinolones có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hay không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, động vật non sử dụng nhóm thuốc quinolones đã xuất hiện những dị dạng sụn ở liều lớn gấp nhiều lần liều dùng cho người. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn là trên hết, các chuyên gia y tế khuyến cáo không dùng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi, ngay cả khi nhiều trẻ dùng fluoroquinolon không bị tổn thương sụn.

Những người sử dụng thuốc nên hạn chế tập nặng trong quá trình điều trị thuốc và trong một vài tuần sau khi ngừng thuốc để hạn chế tình trạng đứt gân được cho là có liên quan đến những liệu trình sử dụng thuốc.

vicare.vn-nhom-thuoc-khang-sinh-quinolones-bao-gom-nhung-loai-thuoc-nao-co-anh-huong-den-suc-khoe-tre-em-hay-khong-body-2

Cách sử dụng và liều dùng một số loại thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolones

Do nhóm thuốc kháng sinh quinolones có đến 4 thế hệ khác nhau với rất nhiều loại thuốc. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết, Vicare chỉ đề cập đến cách sử dụng và liều dùng của những loại thuốc phổ biến nhất.

Ciprofloxacin:

  • Tác dụng: điều trị các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp (trù nhiễm khuẩn do phế cầu), nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do não mô cầu
  • Liều dùng: 250-750mg/lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần, thời gian sử dụng từ 2 đến 10 ngày tùy vào tình trạng bệnh

Levofloxacin:

  • Tác dụng: nhiễm trùng da và tổ chức dưới da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than, viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, viêm phổi cộng đồng, viêm tiền liệt tuyến.

Moxifloxacin:

  • Tác dụng: điều trị nhiễm khuẩn ở người lớn do những dòng vi khuẩn nhạy cảm gây nên, viêm xoang cấp, viêm phế quản mãn, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng

Ofloxacin:

  • Tác dụng: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn tiểu khung
  • Liều dùng: 200-400mg/lần, mỗi ngày một lần, liều dùng chung cho cả tiêm và uống.

Những thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng đọc để hiểu thêm về những thông tin có liên quan đến nhóm thuốc này, chứ không nên tự ý sử dụng mà không được sự cho phép từ bác sĩ có chuyên môn. Liều lượng sử dụng thuốc và công dụng cụ thể của từng loại thuốc phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bệnh mắc phải. Do đó, có một số loại thuốc, bài viết không đưa ra liều dùng chi tiết.

Xem thêm:

  • Kháng sinh Levofloxacin có tác dụng phụ gì?
  • Kháng sinh Levofloxacin có tác dụng phụ gì?
  • Đình chỉ và thu hồi Thuốc Tiêu độc PV, Ciprofloxacin và Enafran