Nhóm máu B Rh+ có phải nhóm máu hiếm không?

Hiện nay, xét nghiệm máu là một trong các xét nghiệm rất cần thiết và phổ biến giúp chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về ý nghĩa và đặc điểm nhóm máu của mình. Trong đó, nếu kết quả cho ra nhóm máu B Rh+ thì có gì đặc biệt và đây có phải là nhóm máu hiếm không?

Nhóm máu B Rh+ có phải nhóm máu hiếm không? Nhóm máu B Rh+ có phải nhóm máu hiếm không?

Hiện nay, xét nghiệm máu là một trong các xét nghiệm rất cần thiết và phổ biến giúp chẩn đoán, sàng lọc và điều trị bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về ý nghĩa và đặc điểm nhóm máu của mình. Trong đó, nếu kết quả cho ra nhóm máu B Rh+ thì có gì đặc biệt và đây có phải là nhóm máu hiếm không? Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nhóm máu B Rh+ là như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Hệ thống nhóm máu của con người được chia ra làm 4 nhóm chính: A, B, O và AB. Việc phân chia các nhóm máu này dựa trên kháng nguyên hiện diện ở tế bào hồng cầu. Trong đó, người có nhóm máu A là có kháng nguyên A, nhóm máu B là có kháng nguyên B, nếu đồng thời có cả hai kháng nguyên thì thuộc nhóm máu AB và nếu không tồn tại kháng nguyên nào thì sẽ cho ra nhóm máu O.

Tỷ lệ phân bố các nhóm máu trong cộng đồng không giống nhau. Bên cạnh đó, hệ nhóm máu ABO thường kết hợp cùng yếu tố Rh (Rhesus). Rh bao gồm 50 loại kháng nguyên (hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu) nhưng quan trọng nhất là kháng nguyên D. Rhesus là một đặc tính di truyền có tính ảnh hưởng đến việc truyền máu. Do vậy, khi cơ thể có xuất hiện kháng nguyên D thì được gọi là Rh+ (dương tính). Ngược lại, nếu cơ thể không có kháng nguyên D thì cho kết quả âm tính (Rh-). Xác định yếu tố Rh chính là cơ chế bảo vệ giúp bạn phân biệt nhóm máu của chính mình và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh.

vicare.vn-nhom-mau-b-rh-co-phai-nhom-mau-hiem-khong-body-1
Kết quả xét nghiệm nhóm máu B Rh+ nghĩa là gì?

Nhóm máu B Rh+ có nghĩa là gì?

Dựa trên cách thức phân chia về đặc điểm giữa các nhóm máu thì nhóm máu B Rh+ được xem là có sự hiện diện của kháng nguyên B và dương tính với kháng nguyên D (Rh+).

Khi bạn xét nghiệm nằm trong nhóm máu B Rh+ thì sơ đồ truyền máu như sau:

  • Nhóm máu B Rh+ nhận được từ nhóm máu: B Rh+, B Rh-, O Rh- và O Rh+
  • Nhóm máu B Rh+ có thể truyền cho nhóm máu: B Rh+, AB Rh+
  • Nhóm máu B Rh- nhận được từ nhóm máu có cùng kháng nguyên D âm tính là O Rh- và B Rh-
  • Nhóm máu B Rh- được truyền cho nhóm máu: B Rh+, B Rh-, AB Rh+, AB Rh-

Nếu xảy ra sai sót trong lúc truyền máu sẽ sản sinh các kháng thể chống Rh, có nguy cơ gây ra các hiện tượng ngưng kết hồng cầu, sinh ra tai biến.

Người có nhóm máu B Rh+ có hiếm không?

Ở Mỹ, Trường Đại học Y Stanford đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thống kê về mức độ chênh lệch giữa các nhóm máu. Kết quả thu thập được sau cuộc khảo sát như sau:

  • Nhóm máu O+: 37,4%
  • Nhóm máu O-: 6,6%
  • Nhóm máu A+: 35,7%
  • Nhóm máu A-: 6,3%
  • Nhóm máu B+: 8,5%
  • Nhóm máu B-: 1,5%
  • Nhóm máu AB+: 3,4%
  • Nhóm máu AB-: 0,6%

Dựa vào tỷ lệ trên có thể thấy số lượng người có nhóm máu B trên thế giới chiếm khoảng 10%. Về cơ bản, nhóm máu B khá hiếm khi nó chỉ đứng sau nhóm máu AB mà thôi, trong đó nhóm máu B Rh+ có mật độ 8,5% và B Rh- là 1,5% dân số. Tuy nhiên, nhóm máu B Rh+ vẫn có tỷ lệ cao hơn nhiều so với người có nhóm máu B Rh-. Thế nhưng nó có thể xem là nhóm máu cần thiết bởi nhu cầu sử dụng ngày càng lớn trong cứu chữa người bệnh.

vicare.vn-nhom-mau-b-rh-co-phai-nhom-mau-hiem-khong-body-2
Nhóm máu B Rh+ có hiện trạng sức khỏe như thế nào?

Sức khỏe của người mang nhóm máu B Rh+

Ưu điểm:

  • Khác với nhóm máu B Rh- phải đối diện với nhiều rủi ro, nhất là giai đoạn phụ nữ mang thai, có thể để lại hậu quả nặng nề như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ thì những người thuộc nhóm máu B Rh+ lại không phải lo lắng về điều này.
  • Nếu có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa thể chất và tinh thần thì nhóm máu B Rh+ ít mắc phải các bệnh về đường ruột. Lý do là vì trong cơ thể người có nhóm máu B Rh+ có chứa vi khuẩn có lợi gấp 50.000 lần so với nhóm máu O và A.
  • Ít bị các bệnh liên quan đến trí nhớ, trong khi nhóm máu AB đứng ở vị trí đầu tiên.
  • Nhờ những vi khuẩn có lợi mà tình trạng bị bệnh liên quan tới dạ dày thấp hơn 20% so với các nhóm máu còn lại
  • So với nhóm máu AB và A, người thuộc B Rh+ sẽ giảm được 37% số lượng người mắc ung thư tuyến tụy.

Nhược điểm:

Theo một số nghiên cứu thì những người có nhóm máu B sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh, do đó nếu bạn có nhóm máu B Rh+ cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, cần lưu ý đến việc giữ gìn và khám sức khỏe định kỳ.

  • Sâu răng: người có nhóm máu B Rh+ đối diện với khả năng cao bị sâu răng. Nếu không có biện pháp khắc phục và ngăn chặn kịp thời, sâu răng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày do đau nhức, rụng răng, nhiễm trùng, ...
  • Hạ đường huyết gây mệt mỏi: do hạn chế trong việc hấp thụ lectin, gây cản trở việc sản sinh ra insulin. Chính vì thế, một số người có nhóm máu B Rh+ dễ cảm thấy mệt mỏi, hạ đường huyết và ứ dịch.
  • Các nhận định còn chỉ ra rằng người có nhóm máu B có tỷ lệ mắc ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư miệng cao hơn. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định vấn đề này.

Chế độ ăn uống nhằm tăng cường sức khỏe cho nhóm máu B Rh+

Được xem có nguồn gốc từ đời sống du mục, thích nghi hài hòa với lối văn hóa di cư, chăn nuôi bò cừu ở những vùng cao nên nhóm máu B Rh+ cần có nguồn dinh dưỡng thích hợp.

Người nhóm máu B Rh+ nên hạn chế ăn những món làm từ đậu lăng, đậu phộng, lúa mì, bắp, kiều mạch, ... vì sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, hạ đường huyết. Thịt gà và cà chua cũng không thích hợp, cần kiêng cữ bởi chúng có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, rối loạn miễn dịch. Lý do là vì thành phần lectin kết dính có trong những thực phẩm này sẽ xâm nhập luồng tuần hoàn máu của nhóm máu B.

Thay vào đó, họ nên thưởng thức và bổ sung nhiều thực phẩm từ sữa như: phô mai, sữa tươi và sữa chua. Ngoài ra, dầu oliu cũng rất tốt cho đường tiêu hóa mà nhóm máu B không nên bỏ qua.

Sau khi đã xét nghiệm và biết được nhóm máu của mình, bạn có thể chủ động trong việc cho và nhận máu, kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp. Hơn thế nữa, hãy dự trữ một số loại thực phẩm có lợi nhất để duy trì việc cân bằng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nâng cao thể trạng, hệ miễn dịch một cách hiệu quả.

Xem thêm:

  • Bạn có biết: Nhóm máu O Rh là gì?
  • Những điều chưa biết về nhóm máu Rh và kháng nguyên Rh