Nhóm máu B có hiếm không?

Tỷ lệ người nhóm máu B phổ biến thứ 3 trên toàn bộ dân số, chỉ đứng sau nhóm máu O và A. Chắc hẳn nhiều người thắc mắc nhóm máu B có hiếm không? Hiếm đến mức độ như thế nào. Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây

Nhóm máu B có hiếm không? Nhóm máu B có hiếm không?

Tỷ lệ người nhóm máu B phổ biến thứ 3 trên toàn bộ dân số, chỉ đứng sau nhóm máu O và A. Chắc hẳn nhiều người thắc mắc nhóm máu B có hiếm không? Hiếm đến mức độ như thế nào? Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây

Các nhóm máu chính

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách phân loại nhóm máu. Tuy nhiên có hai cách phân loại máu chính đó là hệ thống nhóm máu ABO và nhóm máu Rh.

  • Hệ thống nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A,B, AB, O. Cơ sở để phân loại nhóm máu ABO dựa vào sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu. Điều này có nghĩa trong hồng cầu của người nhóm máu A có kháng nguyên A, nhóm máu B có chứa kháng nguyên B, nhóm máu AB chứa cả kháng nguyên A và B, còn nhóm máu O thì hầu như không có sự hoạt động của hai loại kháng nguyên A, B này.
  • Bên cạnh đó nhóm máu cũng được chia dựa trên hệ thống Rh. Đây cũng là một hệ thống có vai trò rất quan trọng trong truyền máu. Giống như cách phân chia nhóm máu ABO, thì hệ thống nhóm máu này cũng chia làm 2 loại Rh+ và Rh- phụ thuộc và sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên Rh trên hồng cầu.
vicare.vn-nhom-mau-b-co-hiem-khong-body-1

Đặc điểm của nhóm máu B

Như cách phân loại 2 hệ thống nhóm máu ABO và Rh đã nêu ở trên, nhóm máu B có hiếm không còn phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu.

Nhóm máu B được chia làm hai loại B+ và B-. Theo phân tích của trường y khoa Stanford ở Mỹ, tỷ lệ nhóm máu trên số dân được tìm ra lần lượt dưới đây:

  • O+: 37,4%
  • O-: 6,6%
  • A+: 35,7%
  • A-: 6,3%
  • B+: 8,5%
  • B-: 1,5%
  • AB+: 3,4%
  • AB-: 0,6%

Tỷ lệ này có thể có khác biệt về chủng tộc, cũng như đặc điểm sắc tộc của các quốc gia. Ví dụ tỷ lệ nhóm máu B ở người da trắng thường cao hơn hơn trên người da màu, hay một ví dụ khác như cộng đồng người Tây Ban Nha có tỷ lệ nhóm máu O cao hơn so hơn so với cộng đồng khác. Tuy nhiên sự khác biệt này thường không rõ rệt lắm.

Như vậy cũng từ số liệu trên ta thấy rằng nhóm máu B- chỉ chiếm 1,5% dân số , nghĩa là cứ 1000 người thì mới tìm được 15 người có nhóm máu B-. Và nhóm máu B- là nhóm máu hiếm thứ hai chỉ sau nhóm máu AB-. Đồng nghĩa với việc nếu một người có nhóm máu B- trong trường hợp không may phải truyền máu cấp cứu thì chỉ có thể nhận máu từ một người khác có nhóm máu B- hoặc O-.

Rủi ro với những người nhóm máu B hiếm( B-) là gì?

Ngoài các rủi ro thường gặp do tai biến do truyền máu, ví dụ như người có nhóm máu A lại được truyền máu của người nhóm máu B, sẽ xảy ra hiện tượng vỡ hồng cầu do kháng nguyên của hai nhóm máu này không tương thích với nhau. Những phụ nữ có nhóm máu hiếm Rh- như A-, B-, C-, D- còn có nguy cơ rủi ro khi mang thai.

  • Cụ thể là sự không hòa hợp trong nhóm máu giữa người mẹ là RH- và máu thai nhi Rh+. Tuy nhiên biến chứng này không xảy ra trong lần mang thai và sinh con đầu tiên do người mẹ chưa tiếp xúc với máu Rh+ của thai nhi.
  • Trong lúc sinh lần đầu, hàng rào máu giữa người mẹ và máu người con bị phá vỡ, có sự trộn lẫn với máu của người con. Hồng cầu Rh+ của người con như tác nhân “lạ” kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại chính nó.
  • Vì vậy trong lần mang thai thứ hai, trong máu của người mẹ đã có sẵn tác nhân chống lại máu của người con. Người mẹ sẽ phải đối mặt với những tai biến phụ khoa rất nghiêm trọng như sẩy thai, thai chết lưu hoặc đứa trẻ sinh ra bị thiếu máu, tan máu.

Tuy nhiên đừng lo lắng vì với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ y tế , ngày nay rủi ro này hoàn toàn có thể giải quyết trong vòng 72h sau khi người mẹ có nhóm máu hiếm sinh đứa con đầu tiên. Vì vậy hãy đến những cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Thêm một điểm nữa bạn cần lưu ý tỷ lệ nhóm máu hiếm Rh-(A-,B-,C-,D-) ở Việt Nam rất thấp chỉ khoảng 0.08% dân số. Tỷ lệ này đồng nghĩa với việc khi một ai đó có nhóm máu hiếm không may gặp tai nạn và phẫu thuật, việc tìm được lượng máu hiếm đủ để cấp cứu là vô cùng khó khăn. Hơn ai hết bạn nên đi xét nghiệm và hiểu rõ nhóm máu của mình để có những phương án phòng trừ phù hợp nhất khi có chuyện không may xảy ra.

Nhóm máu B dễ mắc bệnh gì?

vicare.vn-nhom-mau-b-co-hiem-khong-body-2

Những người nhóm máu B thường là những người hòa đồng, vui vẻ và có sức khỏe khá tốt. Tuy nhiên cần chú ý một số bệnh người nhóm máu B hay mắc phải dưới đây:

Sâu răng

Người nhóm máu B thường hay có vấn đề về răng, lợi, đặc biệt là sâu răng. Sâu răng có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi khuẩn phá hủy cấu trúc răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày cũng như khả năng ăn uống. Hiện nay, những người nhóm máu B thuộc nhóm có nguy cơ cao bị sâu răng.

Hạ đường huyết

Để có sức khỏe và cuộc sống tràn đầy năng lượng, người nhóm máu B nên ăn những thực phẩm như trứng, cá và rau quả. Tránh ăn các thức ăn như hạt ngũ cốc, lạc vừng.. vì có thể dẫn đến tình trạng ứ dịch mệt mỏi, hạ đường đường huyết. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng , hãy tập thể dục thường xuyên à có chế độ ăn thật lành mạnh để có sức khỏe thật tốt.

Ung thư tụy

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người nhóm máu B có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy cao.Tụy là một bộ phận có vai trò chính trong việc tiết insulin, một hóc môn giúp điều hòa đường huyết trong cơ thể và vai trò vô cùng quan trọng trong đường tiêu hóa. Khi tế bào tuyến tụy bị đột biến, sẽ dẫn đến sự gia tăng không kiểm soát về số lượng tế bào, và chúng tập hợp thành các khối tế bào ung thư.

Xem thêm:

  • Nhóm máu cho biết điều gì về sức khỏe của bạn?
  • Cảnh báo: Người nhóm máu A, B và AB không nên ra đường khi trời ô nhiễm