Nhóm máu AB - Nhóm máu hiếm nhất thế giới

Nhóm máu AB được coi là nhóm máu hiếm nhất thế giới trong cả 4 nhóm. Vậy tại sao nhóm máu này lại hiếm như vậy? Người có nhóm máu AB có những đặc điểm gì cần chú ý không? Câu hỏi sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nhóm máu AB - Nhóm máu hiếm nhất thế giới Nhóm máu AB - Nhóm máu hiếm nhất thế giới

Đặc điểm cấu tạo của nhóm máu AB

Trong máu có nhiều hệ thống nhóm máu như hệ thống nhóm máu ABO, MN, Rh, hệ thống nhóm bạch cầu... Tuy nhiên, hệ thống nhóm máu thông dụng nhất được sử dụng trong lâm sàng là hệ thống ABO và Rh.

Trong hệ thống ABO có 4 nhóm máu: A, B, O và A, mỗi loại lại chia làm 2 loại là Rh(+), Rh(-). Như vậy có tổng cộng 8 nhóm máu phổ biến

Đặc điểm cấu tạo của nhóm máu AB: Trong mỗi tế bào máu của mọi nhóm máu đều chứa 3 phần: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

● Hồng cầu có tỷ trọng lớn nhất và là thành phần quyết định nên nhóm máu. Vai trò của nó là vận chuyển máu lưu thông đến toàn bộ cơ thể

● Tiểu cầu có tỷ trọng thấp hơn, có tác dụng giúp đông máu khi có vết thương hở.

● Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và miễn dịch.

Nhóm máu AB có kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu nhưng không có kháng thể anti A và anti B trong huyết thanh nên không cho được các nhóm máu khác, nhưng nó lại nhận được từ các nhóm máu khác (tuy nhiên trong trường hợp truyền khác nhóm thì lượng máu truyền vào cở thể không vượt quá 250ml, phải truyền chậm và phải theo dõi chặt).

​Chúng ta thừa hưởng gen nhóm máu từ cả bố và mẹ. Tuy nhiên, nếu một trong 2 người bố hoặc mẹ mang nhóm máu O thì điều này sẽ không tác động gì nhiều đến gen còn lại.

Chẳng hạn như người mang nhóm máu A có thể thừa hưởng gen A từ cả bố hoặc mẹ, hoặc nhận gen A từ một người và gen O của người kia. Những người có nhóm máu B cũng tương tự như vậy. Còn người nhóm máu O thì thừa hưởng cả 2 gen O từ bố mẹ.

Trong khi đó, trường hợp đặc biệt xảy ra với người nhóm máu AB, đó là họ sẽ được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa theo số lượng của những người mang 2 nhóm máu A và B, trường hợp này xảy ra có tỷ lệ thấp hơn các trường hợp khác. Đây chính là lý do mà nhóm máu AB lại hiếm đến như vậy.

Ngoài ra, theo như hệ thống Rh, nhóm máu AB được chia thành 2 nhóm là AB Rh+ và AB Rh-. Hai loại này có những đặc điểm riêng biệt nên tỷ lệ mỗi loại càng nhỏ hơn nữa. Ước tính:

  • Nhóm máu AB Rh+ chiếm tỷ lệ chỉ khoảng 3,4%
  • Nhóm AB Rh- chỉ có tỷ lệ khoảng 0,6%.
  • Nhóm máu O Rh+ là 37,4%, O Rh- là 6,6%;
  • Nhóm máu A Rh+ là 35,7%, nhóm máu A Rh- là 6,3%;
  • Nhóm máu B Rh+ là 8,5% và nhóm máu B Rh- là 1,5%.

Các vấn đề sức khỏe của những người có nhóm máu AB

vicare.vn-nhom-mau-ab-nhom-mau-hiem-nhat-the-gioi-body-1

Nhóm máu AB thường dễ căng thẳng hơn các nhóm máu khác do tiết nhiều Adrenalin hơn bình thường. Hơn nữa, người có nhóm máu AB cũng thường gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn do xu hướng tiêu cực hóa cảm xúc của mình. Đây cũng là nhóm máu có nguy cơ cao mắc các bệnh về suy giảm nhận thức và tâm thần phân liệt. Tỷ lệ người nhóm máu AB gặp vấn đề nhận thức cao hơn đến 82% so với các nhóm máu khác và nguy cơ mắc tâm thần phân liệt cũng cao hơn gấp 3 lần bình thường.

Không chỉ có vậy, phụ nữ có nhóm máu AB còn dễ mắc ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung hay ung thư buồng trứng. Nhưng bù lại, phụ nữ nhóm máu AB khi mang bầu có tỷ lệ kết hạch, thiếu máu, đột quỵ thấp hơn so với những nhóm máu còn lại.

Chế độ dinh dưỡng cho người có nhóm máu AB

Những người có nhóm máu AB cần chú ý đến khẩu phần ăn hơn những nhóm máu khác. Chế độ dinh dưỡng của người có nhóm máu AB nghiêng về thực vật, đồng thời bổ sung thêm cá và sữa.

Nhóm máu AB thừa hưởng từ nhóm máu A một bào tử tiết ra ít axit và khả năng thích nghi thích nghi với thịt của nhóm máu B. Chính vì vậy, người nhóm máu AB có thể ăn được một ít các loại thịt mà nhóm máu B ăn được (thịt cừu, thịt gà tây, thịt thỏ). Tuy nhiên, những người nhóm máu lại khó hấp thụ thịt bò hơn, dễ gây khó tiêu, thịt bò hấp thu vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành mỡ. Còn khi ăn thịt gà, người nhóm máu AB dễ bị xung huyết, gây ra tình trạng viêm bao tử và ruột. Những món mà những người nhóm máu AB có thể hấp thu tốt đậu phụ, hải sản, trứng, yaourt,....

Những thức ăn không hợp với những người nhóm máu AB là những món mà cả nhóm máu A và nhóm máu B phải kiêng. Họ thừa hưởng từ nhóm B khi phản ứng nghịch với các loại đậu trắng hạt lớn, ngô, hạt vừng, lúa mạch, và có xu hướng dung nạp tốt các loại đậu đỏ, đậu phộng và đậu nành từ nhóm máu A. Nhóm máu AB còn giống nhóm máu A ở chỗ nó có thể hấp thu tốt gluten trong lúa mì, mặc dù lúa mì có thể làm chậm quá trình chuyển hóa của nhóm máu AB gây tăng cân. Tuy nhiên, nhóm máu AB lại khác các nhóm máu khác ở chỗ nó có vẻ “miễn dịch” với cà chua.

Các chuyên gia khuyên rằng người có nhóm máu AB nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Điều này sẽ giúp axit trong dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, đồng thời hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt, người có nhóm máu AB có thể tăng cường hệ tiêu hóa hơn nếu không kết hợp tinh bột và protein trong cùng một bữa ăn.

Xem thêm:

  • Tại sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm?
  • Những điều bạn chưa biết về nhóm máu ABO