Nhóm máu AB cho và nhận được những nhóm máu nào?

Nhóm máu AB từ lâu đã được xem là một nhóm máu hiếm. Như vậy, khi có nhu cầu truyền máu thì người có nhóm máu AB cho và nhận được những nhóm máu nào? Đây là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Nhóm máu AB cho và nhận được những nhóm máu nào? Nhóm máu AB cho và nhận được những nhóm máu nào?

Nhóm máu AB là gì?

Con người có nhiều hệ thống nhóm máu nhưng quan trọng hơn cả là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rhesus.

  • Hệ thống nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: O, A, B, AB.
  • Hệ thống nhóm máu Rhesus gồm 2 nhóm máu: Rhesus dương (Rh+) và Rhesus âm (Rh-).

Việc phân chia nhóm máu cho dù theo hệ thống nào cũng đều dựa trên đặc điểm bề mặt của các tế bào máu (tế bào hồng cầu) có những kháng nguyên bao gồm protein gắn với carbohydrate.

Đây chính là dấu hiệu cơ bản để giúp xác định bạn thuộc nhóm máu nào.

Nhóm máu A chỉ có duy nhất loại kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm máu B chỉ có một loại kháng nguyên B, nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên A và B và nhóm máu O không có kháng nguyên nào trên bề mặt hồng cầu.


Nếu bạn mang nhóm máu Rh+ có nghĩa là trên bề mặt hồng cầu của bạn có chứa kháng nguyên Rhesus D, còn Rh- nghĩa là không có kháng nguyên Rhesus D này.


Tuy nhiên do tính chất quan trọng và có mối liên quan giữa 2 hệ thống nhóm máu ABO và Rhesus nên thông thường nhóm máu được chia thành 8 nhóm theo sự tổ hợp của cả 2 hệ thống nhóm máu này, bao gồm: O Rh+, O Rh-, A Rh+, A Rh-, B Rh+, B Rh-, AB Rh+, AB Rh-. Việc phân chia thành 8 nhóm như vậy có vai trò rất quan trọng trong truyền máu.

Ở Việt Nam, có đến 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (gồm O Rh +, B Rh+, A Rh+, AB Rh+, được xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04% số người thuộc nhóm máu Rh- (gồm O Rh-, B Rh-, A Rh-, AB Rh-). Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm địa lý, dân cư của từng vùng miền khác nhau.

Nhóm máu AB cho được nhóm máu nào?

vicare.vn-nhom-mau-ab-cho-va-nhan-duoc-nhung-nhom-mau-nao-body-1

Do trong tế bào máu có sự hiện diện của cả hai kháng nguyên A và B nên người có nhóm máu AB chỉ có thể cho người có cùng nhóm máu AB. Cụ thể:

  • Nhóm AB Rh- chỉ có thể cho máu cho AB Rh+ và AB Rh-.
  • Nhóm AB Rh+ chỉ có thể cho máu cho duy nhất AB Rh+.

Lý do: Nhóm máu AB Rh- không có kháng nguyên Rhesus D nên không gây phản ứng gì khi truyền cho người nhận. Trong khi đó nhóm máu AB Rh+ thì có kháng nguyên Rhesus D nên nếu truyền cho AB Rh- sẽ tạo kháng thể, nguy hiểm cho những lần truyền máu sau.

Không thể truyền nhóm máu AB cho các nhóm máu khác vì nếu truyền máu nhóm AB vào cơ thể người có các nhóm máu khác thì sẽ gây các phản ứng trên người nhận máu như đau đầu, rét run, tím tái, khó thở, tim ngừng đập, tan máu chậm.

Các phản ứng này còn tuỳ thuộc vào từng người. Có người vẫn bình thường, có người đau đầu, có người chỉ bị rét run. Hậu quả nghiêm trọng hơn là gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu như: ngưng tim, suy thận, vỡ các tế bào máu (hồng cầu), rối loạn đông máu, thậm chí gây tử vong.

Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào?

Theo lý thuyết thì nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận từ tất cả các nhóm máu khác. Tuy nhiên, trong nhóm máu AB còn phân ra 2 nhóm là AB Rh+ và AB Rh- như đã trình bày ở phần trên. Yếu tố Rh âm hay dương có tính quyết định trong việc cho và nhận máu bởi nó quyết định sự tương thích của các nhóm máu trong quá trình cho và nhận.

  • Những người có nhóm máu AB Rh+ có thể nhận chính nó hoặc bất kỳ nhóm máu nào khác.
  • Những người có nhóm máu AB Rh- thì khó khăn hơn khi nhóm máu này chỉ nhận những nhóm máu khác có Rh- như: O Rh-, A Rh-, B Rh-.

Với tỉ lệ người có nhóm máu AB thấp, nếu xảy ra trường hợp mất máu do tai nạn, phẫu thuật hoặc do các bệnh lý gây ra, mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn so với các nhóm máu khác. Do đó, các bác sĩ thường khuyên người có nhóm máu này nên tích cực tự chăm sóc bản thân, gửi máu vào ngân hàng máu phòng khi cần dùng hoặc tham gia hội những người mang nhóm máu hiếm để giúp đỡ nhau khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Xem thêm:

  • Cảnh báo: Người nhóm máu A, B và AB không nên ra đường khi trời ô nhiễm
  • Tại sao AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới?