Nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu?
Sau khi nhổ răng khôn bị chảy máu khiến bệnh nhân lo lắng, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý sau khi nhổ răng. Hàng loạt câu hỏi thắc mắc như nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu? Khi tình trạng chảy máu răng kéo dài thì phải làm sao? Cần lưu ý những điều gì để lành thương nhanh sau khi nhổ?
Nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu?
Sau khi nhổ răng khôn bị chảy máu khiến bệnh nhân lo lắng, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý sau khi nhổ răng. Hàng loạt câu hỏi thắc mắc như nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu? Khi tình trạng chảy máu răng kéo dài thì phải làm sao? Cần lưu ý những điều gì để lành thương nhanh sau khi nhổ?
1. Nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu?
Chảy máu sau khi nhổ răng là một hiện tượng rất bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Thông thường, bệnh nhân chỉ cắn chặt gạc bông gòn thì hiện tượng này sẽ ngừng lại sau khoảng 30-45 phút, sau đó chỉ còn rỉ nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên, nếu chảy máu liên tục hơn một ngày vẫn không hết thì bạn phải đến trực tiếp phòng khám nha khoa để bác sĩ tiến hành kiểm tra thăm khám lại.
Hiện tượng chảy máu kéo dài có thể là do các nguyên nhân sau:
- Mạch máu ở các niêm mạc bị tổn thương khi răng được nhổ ra khỏi hốc chân răng của chúng sẽ gây chảy máu. Máu cũng có thể chảy ra từ màng xương hoặc đôi khi mạch máu lớn hơn bị đứt cũng có thể gây chảy máu.
- Trường hợp phía dưới răng không bị nhổ đang là một tổ chức nên bị viêm. Khi nhổ răng đi, các mạch máu bị giãn ra do thành mạch bị biến đổi gây ra chảy máu.
- Hiện tượng chảy máu kéo dài cũng có thể do khi bác sĩ tiến hành rạch vào niêm mạc để nhổ răng ra không đúng kỹ thuật khiến cho vết rách rộng và nát làm cho máu lâu cầm lại hơn.
- Đôi khi nguyên nhân do vận động mạnh, bệnh nhân mút chít làm bong cục máu đông,... hoặc bệnh nhân đang bị u máu xương hàm.
- Ngoài ra, những bệnh nhân có các bệnh liên quan đến bệnh máu như Hemophilia, giảm tiểu cầu,... cũng dễ bị chảy máu lâu hơn bình thường.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân thiếu vitamin C hoặc đang phải uống thuốc chống đông máu cũng bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng. Những trường hợp này, việc cầm máu sau khi nhổ răng sẽ khá vất vả và nguy cơ đối với bệnh nhân cũng khá cao.
- Xương ổ răng có các dị vật như mảnh vụn của răng rơi vào, có mô hạt nhiễm trùng lâu ngày mà lúc nhổ không được nạo sạch thì có thể vết thương nhổ răng sẽ có máu chảy kéo dài hơn và chậm đông hơn.
2. Cách cầm máu sau khi nhổ răng như thế nào?
Để có thể cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả, việc quan trọng đầu tiên đó là cần xác định nguyên nhân gây chảy máu và chảy máu kéo dài. Từ đó bác sĩ mới lựa chọn và tư vấn được cách cầm máu phù hợp nhất.
Nếu là chảy máu do nhổ răng thông thường: bệnh nhân chỉ cần cắn chặt bông gạc 30 – 45 phút máu sẽ tự đông hoặc uống thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
Trường hợp chảy máu lâu hơn bình thường: bệnh nhân cần được bác sĩ khám kỹ, có thể chụp phim X – Quang để hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân từ đó có cách xử trí thích hợp. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống khi bác sĩ chưa cho phép.
- Nếu nguyên nhân do Adrenaline trong thuốc tê hoặc bia rượu thì chỉ cần cắn gạc trong 1h, kiêng bia rượu trong vòng 24h đầu tiên sẽ hết chảy máu.
- Nếu nguyên nhân do rách phần mềm hay vỡ xương ổ răng thì rửa sạch, khâu phục hồi và cắn gạc chờ đông máu.
- Nếu nguyên nhân do sót ổ viêm cần nạo lại huyệt ổ răng, rửa sạch cắn gạc tẩm oxy già.
- Nếu nguyên nhân do đứt mạch máu thì cần tiến hành tiểu phẫu buộc thắt mạch máu sau đó khâu ép lại.
Như vậy, để hạn chế tối đa hiện tượng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ cũng như có một chế độ chăm sóc răng miệng sau nhổ răng một cách hợp lý nhất. Đồng thời trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần thông báo đầy đủ tình trạng bệnh lý của bản thân nếu có, để bác sĩ có những phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, một số lưu ý sau khi nhổ răng bạn nên thực hiện để vết thương nhanh chóng hồi phục gồm:
- Không uống nước quá nóng trong 6 giờ đầu sau khi nhổ răng, đặc biệt không đẩy lưỡi vào vị trí răng mới nhổ.
- Không súc miệng bằng nước muối khi chưa cầm được máu, bởi muối có thể làm cản trở quá trình đông máu.
- Tuyệt đối tránh để các vật nhọn hoặc sắc va vào vị trí hốc chân răng sau khi nhổ.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay nhai kẹo cao su.
- Không khạc nhổ mạnh.
- Ăn các loại thực phẩm mềm và lỏng trong vài ngày, tránh ăn đồ rắn thô, hạn chế nhai ở hàm có vị trí răng khôn vừa nhổ.
- Tránh hoạt động thể chất mạnh hoặc quá sức vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, nên để cơ thể nghỉ ngơi cho đến khi máu cầm lại hẳn. Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày sau khi nhổ răng khôn.
Xem thêm:
- Chia sẻ câu chuyện nhổ 4 chiếc răng khôn tại bệnh viện Việt Nam – Cuba
- Nhổ răng có cần làm xét nghiệm máu không?
- Không nhổ răng khôn có sao không?