Nhổ răng khôn bị tê môi thì phải làm sao?
Nguyên nhân dẫn đến tê bì là do đâu và nhổ răng khôn bị tê môi thì phải làm sao? Cùng bỏ túi những kiến thức cơ bản dưới đây trước khi sẵn sàng “chia tay” những chiếc răng khôn bướng bỉnh bạn nhé!
Nhổ răng khôn bị tê môi thì phải làm sao?
Hiện tượng tê bì là một trong những biến chứng thường xuyên gặp phải sau khi nhổ răng khôn. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra, ở một số bệnh nhân tê bì sẽ hết sau vài ngày, một số trường hợp khác có thể kéo dài và cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tê bì là do đâu và nhổ răng khôn bị tê môi thì phải làm sao? Cùng bỏ túi những kiến thức cơ bản dưới đây trước khi sẵn sàng “chia tay” những chiếc răng khôn bướng bỉnh bạn nhé!
Nguyên nhân gây tê môi sau khi nhổ răng khôn
Những nguyên nhân nhổ răng khôn bị tê môi thường gặp gồm:
Tê môi do thuốc tê
Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê giúp người bệnh đỡ đau trong quá trình nhổ. Do đó, sau khi nhổ xong răng khôn, thuốc tê vẫn còn tác dụng khiến bệnh nhân cảm thấy tê vùng môi và phần hàm. Hiện tượng này sẽ hết sau 30 phút đến 4 giờ tuỳ theo liều lượng thuốc tê được sử dụng và cơ thể của người bệnh.
Tê môi do tổn thương dây thần kinh
Đối với một số ca răng khó, chân răng có thể chạm vào dây thần kinh hoặc quặp vào dây thần kinh, dẫn đến trong khi nhổ dây thần kinh bị tổn thương 1 phần, từ đó khiến người bệnh mất cảm giác vùng môi và phần hàm. Theo thời gian, quá trình hồi phục tổn thương mất khoảng 3 đến 4 tháng, người bệnh sẽ có cảm giác lại.
Tê môi do đứt dây thần kinh
Trong một số trường hợp không mong muốn, người bệnh có thể bị đứt dây thần kinh dẫn đến tê liệt 1 phần khuôn mặt. Trường hợp này bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn giải pháp tốt nhất.
Như vậy, với các nguyên nhân tê môi sau khi nhổ răng khôn thông thường như tiêm vào dây thần kinh khi gây tê hay do dây thần kinh bị chèn ép bởi mảnh xương ổ răng hoặc do chạm dây thần kinh khi làm thủ thuật, thì dấu hiệu tê môi sẽ hết sau vài tuần. Với các trường hợp sau 6 tháng dấu hiệu tê bì môi không hết, bạn có thể đã bị tổn thương đứt dây thần kinh răng dưới. Khi đó, bạn phải gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương án điều trị cụ thể.
Thông thường, ngay sau khi phẫu thuật bệnh nhân thường được khuyên nên:
- Thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ, chườm lạnh trong 24 giờ đầu và nghỉ ngơi.
- Không mút nơi răng nhổ, không khạc nhổ nhiều và mạnh.
- Không súc miệng trong 6 giờ đầu và không nhai kẹo cao su hay hút thuốc để tránh nguy cơ chảy máu lại.
- Không chườm nóng trong 24 giờ đầu.
- Không uống bia rượu trong 24 giờ đầu.
Cách hạn chế những biến chứng khi nhổ răng
Những biến chứng sau nhổ răng khá nguy hiểm nên để hạn chế được những biến chứng này, khi có bất cứ dấu hiệu nào thất thường, bạn phải gặp trực tiếp bác sỹ để được thăm khám và có phương án điều trị cụ thể.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật nhổ răng ngay từ đầu. Hiện nay, nhằm hạn chế tối đa nhất những biến chứng, nhiều cơ sở đã áp dụng thực hiện nhổ răng bằng phương pháp siêu âm.Với phương pháp này, bệnh nhân có thể yên tâm bởi quá trình thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng và bớt đau hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống khác. Thiết bị siêu âm giúp xác định chính xác vị trí răng cần nhổ, nhanh chóng làm đứt dây chằng nha chu, hỗ trợ lạy răng cần nhổ nhẹ nhàng.
Các dụng cụ, phòng nhổ răng đều cần được đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Việc trang bị các thiết bị và máy móc hiện đại giúp tối ưu hóa các thao tác của bác sĩ, giúp bệnh nhân không phải lo lắng về những biến chứng sau khi nhổ răng.
Thủ thuật nhổ răng khôn cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, với thao tác dứt khoát và cách xử lý khéo léo khi gặp những ca khó như răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
Những lưu ý giúp bảo vệ răng tốt nhất
- Giảm đau bằng chườm lạnh/ chườm nóng/ thuốc giảm đau
Sau khi nhổ răng xong, lượng thuốc tê sẽ dần hết tác dụng, lúc này bệnh nhân bắt đầu cảm nhận thấy đau đớn.Khi đó, bạn có thể tự giảm đau bằng cách chườm đá lạnh lên vùng mặt có răng vừa nhổ bỏ. Bạn cũng có thể chườm bằng khăn nóng, nhưng lưu ý sử dụng chỉ sau 24h sau khi nhổ răng. Nếu không thể chịu được cơn đau, hãy liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn nhất
- Lưu ý trong ăn uống
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên hạn chế ăn những đồ ăn cứng, dai, phải dùng lực nhiều để hốc chân răng không phải chịu tổn thương hay chảy máu lại. Những đồ ăn mềm, ít ngọt, ít chua sẽ giúp vết thương chóng lành hơn.
- Nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân không nên làm việc quá sức ngay mà cần có kế hoạch nghỉ ngơi để vết thương vừa nhổ hồi phục. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng mệt mỏi.
- Hạn chế tác động tới vùng hàm mặt
Những tác động trực tiếp tới vùng hàm mặt như bị ngã, va đập đều làm tăng nguy cơ chảy máu lại vùng hốc răng, từ đó gây ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương của nướu.
- Tái khám định kỳ với bác sĩ
Việc tái khám định kỳ rất quan trọng, giúp phát hiện những biến chứng, rủi ro sau khi nhổ răng, như nhổ răng sót chân răng,... để có phương án khắc phục kịp thời.
Hiện nay, rất nhiều người Việt Nam cần nhổ răng khôn. Trong đó với những ca răng khó, để thực hiện được cần bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Vì vậy để hạn chế những biến chứng như tê môi sau khi nhổ răng khôn, việc tìm hiểu phòng khám nha khoa, bệnh viện và bác sĩ thực hiện là điều cần thiết trước khi quyết định bạn nhé.
Xem thêm:
- Răng khôn có nên nhổ?
- Vì sao nha sĩ khuyên bạn nên nhổ răng khôn trước tuổi 25?
- Nhổ răng khôn mặt bị sưng và chảy nước màu vàng có nên đi khám lại không?