Nhịp nhanh xoang là gì? Có chữa khỏi được không?
Tim mạch là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với con người và chính vì thế, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đều rất đáng quan tâm. Vậy nhịp nhanh xoang là gì và liệu điều này sẽ gây ra ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Nhịp nhanh xoang là gì? Có chữa khỏi được không?
Tim mạch là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với con người và chính vì thế, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đều rất đáng quan tâm. Vậy nhịp nhanh xoang là gì và liệu điều này sẽ gây ra ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Tìm hiểu về nhịp nhanh xoang
Nhịp nhanh xoang là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là nhịp nhanh xoang, bạn cần phải biết nhịp xoang là gì. Đây chính là loại nhịp tim tự nhiên của cơ thể, hoạt động dựa trên sự điều khiển của nút xoang ở tâm nhĩ phải. Ở người bình thường, tần số nhịp xoang dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút.
Như vậy, nếu như theo kết quả tâm đồ, nhịp xoang có tần số 100 lần/phút thì được xem là nhịp nhanh xoang. Bạn cũng có thể tạm tính nhịp tim của mình bằng cách đếm số lần mạch đập ở vùng cổ tay. Nếu trong một phút, số nhịp đếm được từ 100 lần trở lên, bạn có khả năng đã bị loạn nhịp tim nhanh.
Dấu hiệu nhận biết nhịp nhanh xoang
Nhịp nhanh xoang có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân và vì thế, hiện tượng này có thể vô hại hoặc rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.Khi nhịp nhanh xoang đi kèm với những dấu hiệu như:
- Thường xuyên hồi hộp và trống ngực.
- Mệt mỏi, bồn chồn...
- Khó thở và đau tức ngực.
- Choáng váng và có cảm giác lâng lâng, đứng không vững...
- Ngất xỉu.
Những điều này cho thấy, nhịp nhanh xoang đang trở thành dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của bạn, có khả năng liên quan đến các bệnh tim mạch, viêm tắc phế quản phổi mạn tính, thiếu máu cơ tim, tổn thương tim, rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật...
Nhóm các nguyên nhân gây ra nhịp nhanh xoang
Về lý thuyết, nhịp xoang nhanh hay chậm phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu oxy của cơ thể. Chính vì thế, các nguyên nhân gây ra nhịp xoang nhanh đều xoay quanh vấn đề này, bao gồm:
- Các vận động thể lực – luyện tập thể dục thể thao.
- Tâm lý bị kích thích lớn: quá lo âu, căng thẳng hay phấn khích, vui mừng quá mức.
- Giới tính: theo thống kế, nhịp xoang của nữ giới cao hơn 5 lần so với nhịp xoang ở nam (cùng lứa tuổi).
- Do các yếu tố kích thích như thời tiết, rượu, thuốc lá, thuốc kháng viêm, thuốc điều trị hen phế quản...
- Các bệnh lý ngoài tìm như sốt, nhiễm trùng, thiếu máu, tiêu chảy, bệnh cường giáp, tối loạn các chất điện giải như kali, magie...
- Các bệnh lý về hô hấp, nội tiết, thần kinh...
- Các bệnh lý tại tim như suy tim, thiếu máu cục bộ, hở van tim, bệnh tim bẩm sinh...
2. Nhịp nhanh xoang có điều trị được không?
Nhịp nhanh xoang có điều trị được hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Nếu như xuất phát từ những nguyên nhân như do tâm lý, do hoạt động thể chất... đây được gọi là tăng nhịp tim sinh lý và không cần điều trị vì chúng sẽ sớm trở lại mức bình thường.
Tuy nhiên, nếu như có liên quan đến bệnh lý, các bác sỹ cần phải thực hiện xét nghiệm – chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Dùng thuốc
Thông thường nhất, các bác sỹ sẽ sử dụng một số loại thuốc hạn chế rối loạn nhịp tim như:
- Nhóm thuốc chẹn beta: phổ biến hơn cả. Loại thuốc này sẽ xoa dịu và thư giãn các mạch máu, đồng thời ức chế sự sản sinh chất làm tăng nhịp tim. Vì thế thuốc chẹn beta thường sử dụng với đối tượng bị căng thẳng, cảm xúc rối loạn, nhịp xoang nhanh...
- Thuốc Ivabradine: phù hợp cho đối tượng rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân.
- Một số loại thuốc khác như Amiodaron hay thuốc chẹn Canxi...
Việc dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim cần phải thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sỹ, tránh việc dùng quá nhiều, dùng quá ít hay dừng uống thuốc đột ngột... sẽ khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim thêm trầm trọng.
Can thiệp bằng phương pháp đốt điện tim
Nếu như sau thời gian dùng thuốc mà nhịp tim của bạn vẫn không trở lại mức bình thường, phương pháp đốt điện tim sẽ được cân nhắc. Phương pháp này sử dụng năng lượng nhằm tạo ra các vết sẹo nhỏ ở mô tim, từ đó hạn chế tín hiệu bất thường dẫn truyền đến tim gây ra rối loạn.
Đốt điện tim tuy là phương pháp tân tiến và hiệu quả, nhưng sau khi thực hiện, bệnh nhân có khả năng bị chậm nhịp tim và khi đó, bạn phải đặt thêm máy tạo nhịp trong tim.
3. Nên làm gì khi bị nhịp nhanh xoang?
Ngoài việc nhận hướng dẫn điều trị từ bác sỹ, bản thân bệnh nhân cũng cần ý thức điều chỉnh lối sống cá nhân để tăng hiệu quả điều trị:
- Hạn chế sử dụng hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích nhịp tim nhanh như caffeine, rượu bia, thuốc lá...
- Tăng cường thực phẩm có lợi cho tim mạch như các loại trái cây, ngũ cốc, rau xanh... Nên uống sữa tách béo, ăn cá và thịt gia cầm, chú ý chỉ ăn phần nạc. Bên cạnh đó, nên tránh ăn thịt đỏ, các loại thực phẩm – thức uống có nhiều đường.
- Hoạt động thể lực: tập thể dục thường xuyên, đều đặn sẽ kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp oxy dễ dàng vận chuyển đến các cơ quan. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện các bài tập vừa sức từ 30 phút đến 60 phút. Bạn cũng không nên tập với cường độ cao vì điều này sẽ khiến nhịp tim tăng mạnh.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn nhịp nhanh xoang là gì, có nguy hiểm không và nên làm gì khi gặp hiện tượng này. Nếu như bạn đang là người có nhịp nhanh xoang, hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân, từ đó có phương pháp khắc phục thích hợp.
Xem thêm:
- Đốt điện tim có đau không?
- Chi phí đốt điện tim là bao nhiêu?
- Nhịp tim - chìa khóa để biết bạn tập luyện vừa đủ hay quá sức