Nhịn tiểu lâu có hại thế nào?

Nhịn tiểu lâu trong thời gian dài khiến bàng quang càng bị căng phồng thì não có thể giảm khả năng nhận biết lúc nào cần phải đi tiểu dẫn đến việc không điều khiển được hành vi mà tiểu ra cả quần như trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhịn tiểu lâu sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm.

Nhịn tiểu lâu có hại thế nào? Nhịn tiểu lâu có hại thế nào?

Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận...là những tác hại của việc nhịn tiểu lâu.

1. Nước tiểu được “sản xuất” như thế nào?

Hệ tiết niệu được tạo thành bởi các cơ quan gồm hai quả thận, niệu đạo, hai cơ vòng niệu đạo và hại niệu quản. Niệu quản có trách nhiệm dẫn nước tiểu từ thận nhỏ giọt xuống bàng quang. Từ đó, tổ chức thành của bàng quang là cơ bức niệu làm giãn thành bàng quang và phình ra như một quả bóng. Cho đến khi bàng quang đầy thì tự động cơ bức niệu co lại, cơ vòng niệu đạo ngoài sẽ truyền tín hiệu đến não báo hiệu thời điểm để đi tiểu và cơ vòng niệu đạo trong mở ra để nước tiểu thoát ra ngoài.

vicare.vn-nhin-tieu-lau-co-hai-the-nao-body-1

Dựa vào màu sắc nước tiểu, chúng ta có thể đoán biết được một số dấu hiệu của tình trạng sức khỏe:

  • Màu vàng nhạt tới màu hổ phách: sức khỏe bình thường.
  • Màu trắng: uống quá nhiều chất lỏng.
  • Màu tối: cơ thể đang bị mất nước.
  • Màu sắc nước tiểu bất thường, có máu là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, một số thực phẩm có màu đậm cũng có thể làm đổi màu nước tiểu.

2. Tác hại của việc nhịn tiểu lâu

Thông thường, bàng quang sẽ chứa được khoảng 400-500ml nước tiểu và cũng có thể giãn ra thêm. Tuy nhiên, nếu lượng nước tiểu trên 1000ml có thể bị vỡ, và nhịn tiểu lâu trong thời gian dài khiến bàng quang càng bị căng phồng thì não có thể giảm khả năng nhận biết lúc nào cần phải đi tiểu dẫn đến việc không điều khiển được hành vi mà tiểu ra cả quần như trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhịn tiểu lâu sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhịn tiểu lâu có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Do vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ đó xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Đường tiết niệu ở nữ thường ngắn hơn so với nam giới nên dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể tấn công sang âm đạo, gây nên những hệ lụy khác. Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp như hay buồn tiểu, nước tiểu đục hoặc có màu máu, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, sốt nhẹ...

Viêm bàng quang kẽ

Bệnh viêm bàng quang kẽ thường gây viêm và đau đớn khi giữ nước tiểu ở bàng quang. Bệnh này khiến chúng ta thấy khó chịu hơn vì khối lượng nước tiểu ít hơn mà đi tiểu thường xuyên hơn, làm khung xương chậu đau đớn, buồn tiểu liên tục mà trong một số trường hợp có thể một ngày đi hơn 60 lần.

Suy thận

Suy thận là do thận đã bị tổn thương hoặc nhiễm trùng, mắc bệnh lý,.. Khi thận bị suy giảm chức năng, không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu, mức độ chất thải nguy hại tích tụ có thể ảnh hưởng đến thành phần hoá học của máu và có những biểu hiện ra bên ngoài như phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và hay buồn ngủ. Phương pháp điều trị suy thận cần thải độc tố ra khỏi cơ thể, cân bằng lượng chất lỏng trong máu, phục hồi chức năng của thận và dùng thuốc để khôi phục lại mức canxi trong máu. Trong một số trường hợp có thể chạy thận hoặc ghép thận.

vicare.vn-nhin-tieu-lau-co-hai-the-nao-body-2

Sỏi thận

Nhịn tiểu trong thời gian dài có thể dẫn đến sỏi thận. Sỏi thận là những tinh thể rắn có dạng như viên đá có kích cỡ khác nhau, được hình thành trong thận và thường phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ. Bệnh sỏi thận là do sự mất cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu. Những triệu chứng thường gặp là đi tiểu đau đớn, có máu và có thể gây buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của sỏi, nếu sỏi nhỏ chỉ cần điều trị bằng thuốc và uống đủ nước.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta không bao giờ được vì bất kỳ lý do gì mà nhịn tiểu quá lâu và trong thời gian dài sẽ gây ra những chứng bệnh trên. Đối với những người đang mắc bệnh thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ ảnh hưởng và làm suy giảm chức năng của những cơ quan khác.

Xem thêm:

  • Tác hại khôn lường của việc nhịn tiểu
  • Màu nước tiểu phản ánh điều gì?
  • Nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà là bệnh gì?